Nhân quả sau chiến dịch diệt chim sẻ kinh hoàng ở Trung Quốc
Hàng triệu con chim sẻ bị dân chúng Trung Quốc tiêu diệt do nghi ngờ nó phá hoại mùa màng. Và hậu quả thật thảm khốc: Sau đó một thời gian, đất nước này có 30 triệu người chết đói!
Khi Trung Quốc bắt đầu kế hoạch “Đại nhảy vọt” vào năm 1958, chiến dịch diệt chim sẻ, muỗi, chuột, ruồi là một phần trong đó. Chim sẻ bị liệt vào danh sách này là do người nông dân cho rằng chúng ăn thóc gạo, gây thiệt hại cho mùa màng.
Đại đa số người dân tích cực hướng ứng kế hoạch này rất tích cực. Bằng cách đập cửa, nồi niêu để chim sẻ sợ hãi và bay đi, thậm chí, độc ác hơn là đập bể trứng, giết chim non, những người nông dân Trung Quốc lúc bấy giờ vui mừng khi nghĩ rằng từ đây sẽ chẳng còn một kẻ phá hoại nào nữa. Như đã biết, chim sẻ không thể bay quá 15 phút trên trời. Nên, bọn chúng rơi xuống đất, chất thành đống.
Theo kế hoạch, những người dân được gợi ý dùng các dụng cụ có khả năng gây ra nhiều tiếng vang như nồi, niêu, xoong, chảo, trống và liên tục khua gõ ở những nơi có nhiều chim sẻ sống, khiến chúng sợ sệt bay đi, và nhiều con sẽ tự chết và rơi xuống đất do kiệt sức. Thậm chí luôn có những người được cắt cử để không cho chúng hạ cánh để nghỉ ngơi.
Người dân cũng đồng thời phá hủy các tổ chim, đập nát trứng, các con chim non sẽ bị giết chết. Họ cũng sẽ dùng các loại súng hay vũ khí tự chế để bắn những con chim đang bay trên trời.
Vụ lúa sau tốt hơn hẳn, người nông dân được khen thưởng. Nhưng rồi, họ đã bỏ sót mất một điều hết sức cơ bản nhưng quan trọng, rằng khi không có “thiên địch” là chim sẻ, châu chấu tha hồ tung hoành, phá hoại mùa màng còn khủng khiếp hơn! Châu chấu sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng và ngày càng phá hoại đồng lúa khủng khiếp hơn.
Mãi đến năm 1960, các cơ quan chức năng Trung Quốc mới thực sự nhận ra sai lầm và cho dừng chiến dịch, nhưng tất cả đã quá muộn: Chiến dịch sai lầm, gây mất cân bằng sinh thái này đã gây ra nạn đói lớn ở Trung Quốc với 30 triệu người chết đói.
Mặc dù các vụ mùa thu hoạch bị giảm sút, nhưng các quan chức địa phương, dưới áp lực của Trung ương và để làm vui lòng cấp trên, đã báo cáo rằng vụ mùa thu hoạch cao kỷ lục nhờ các sáng kiến mới, không những vậy, họ còn tranh với nhau thổi phồng kết quả báo cáo.
Các số liệu này được dùng để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước sẽ thu của người dân để cung cấp cho thành thị và để xuất khẩu. Việc khác biệt giữa báo cáo và thực tế khiến cho nhiều nông dân không còn gì để nuôi sống mình và gia đình, từ đó một số nơi, nạn đói bắt đầu.
Người dân Trung Quốc đã sớm nhận ra rằng đây là một trong những quyết định tệ hại và sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước này. Bởi vì ngoài việc ăn thóc lúa mùa màng, những con chim sẻ này còn ăn các loại côn trùng phá hoại mùa màng, mà đáng kể nhất là châu chấu. Chim sẻ gần như là kẻ thù duy nhất của châu chấu. Và lúc này, khi mà gần như toàn bộ chim sẻ đã bị tiêu diệt, sẽ không có gì có thể kiểm soát và ngăn cản chúng sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt. Số lượng châu chấu bắt đầu tăng lên khủng khiếp sau đó. Và hậu quả là gì?
Châu chấu là loài ăn gần như tất cả mọi thứ: hoa quả, thóc lúa, cây cỏ, … Với số lượng tăng lên không có gì kiểm soát, hàng đàn châu chấu khổng lồ xuất hiện khắp nơi tại Trung Quốc, chúng phá hủy và ăn tất cả mọi thứ trên đường đi mà chúng gặp phải. Số lượng châu chấu nhiều đến mức chúng thậm chí còn che đi cả ánh nắng mặt trời.
Thực tế sau khi nạn đói lan rộng, nhằm giữ thể diện, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách cứu đói nhưng chỉ thực hiện ở những thành phố, còn ở nông thôn thì mặc kệ. Ở các vùng nông thôn, chính quyền cho quân đội bao vây và lệnh binh lính bắn chết bất kì ai chạy khỏi vùng có nạn đói, đây là chính sách “Thí tốt giữ xe” mục đích là giữ hình ảnh của Trung Quốc với quốc tế.
Cho đến ngày nay, lập trường của chính phủ Trung Quốc vẫn là cố gắng che giấu, điều đó được phản ánh qua tên gọi nạn đói trên là “Ba năm thiên tai”, nhà cầm quyền biện bạch rằng nạn đói phần lớn là do một loạt các thiên tai.
Báo Trung Quốc hăng hái cổ vũ chiến dịch tiêu diệt chim sẻ:
“Sáng sớm 13/12, cuộc chiến toàn thành phố tiêu diệt chim sẻ bắt đầu. Trên các con đường lớn nhỏ, những lá cờ đỏ tung bay. Trên các tòa nhà và trong các khoảng sân, không gian ngoài trời, đường xá và ruộng đồng nông thôn, có rất nhiều bù nhìn, linh canh, học sinh tiểu học và trung học, nhân viên văn phòng chính phủ, công nhân nhà máy, nông dân và Quân Giải phóng Nhân dân hô to khẩu hiệu chiến dịch.
Tại quận Xincheng, họ đã sản xuất được hơn 80.000 người rơm và hơn 100.000 lá cờ chỉ trong một đêm. Các cư dân trên đường Xietu, quận Xuhui và đường Yangpu quận Yulin cũng đã tạo được rất nhiều bù nhìn rơm di động. Ở thành phố và vùng ngoại ô, gần một nửa lực lượng lao động được huy động vào đội quân diệt chim sẻ.
Thông thường, thanh niên sẽ chịu trách nhiệm đánh bẫy, chuốc thuốc độc và tấn công những con chim, còn người già và trẻ em sẽ đứng canh không cho chúng đậu xuống. Các nhà máy trong thành phố cũng cam kết nỗ lực thực hiện chiến dịch ngay cả khi vẫn đảm bảo duy trì mức sản xuất. Trong các công viên, nghĩa trang và nhà kính, nơi có ít người qua lại, 150 vùng bắn phá tự do được thiết lập để bắn chim sẻ. Đội súng trường của Trường Nữ sinh Trung học Nanyang được đào tạo kỹ thuật bắn chim.
Vậy là, người dân đã tiến hành một cuộc chiến toàn diện để tiêu diệt chim sẻ. Đến 8h tối đêm nay, ước tính tổng cộng 194.432 con chim sẻ đã bị giết”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hệ phái Khất sĩ tặng 1.000 phần quà từ thiện tại Lào Cai
Tin tức 14:48 01/11/2024Nhằm hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc ổn định cuộc sống sau bão lũ, phân ban Từ thiện Xã hội Hệ phái Khất sĩ đã đến thăm và trao tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con tại Bát Xát và Si Mai Cai, thuộc tỉnh Lào Cai.
Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin tức 08:39 01/11/2024Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Tin tức 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Tin tức 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Xem thêm