Bị chê tốt hơn được khen
Chúng ta ai cũng có một bản ngã rất lớn. Bản ngã đó cũng rất nhạy cảm. Thái độ của người khác, cách họ nhìn nhận bạn, cách họ đối xử với bạn đều có thể khiến bạn phiền não. Tâm ngã mạn rất dễ khiến bạn tổn thương, bất ổn trên đường đời.
Nếu bạn dành thời gian quan sát, lắng nghe tiếng nói của bản ngã, sẽ chẳng ngạc nhiên khi bạn thấy mình thường hay khởi tâm ngã mạn cho rằng: “Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ làm việc này tốt hơn nhiều. Nếu tôi đứng ra tổ chức chương trình đó, chương trình chắc chắn sẽ thành công gấp bội”. Chúng ta luôn xét đoán lời nói, hành động, cử chỉ và lối sống của mọi người để rồi luôn tự thấy chúng ta giỏi giang hơn, ưu việt hơn tất cả. Bản tính của con người cũng thích nghe những lời đường mật, nhưng thực sự chúng không giúp chúng ta trưởng thành mà chỉ làm tăng trưởng vô minh và ngã mạn.
Khi bận tâm nghĩ đến những rắc rối, những khuyết điểm của chính mình, ngã mạn sẽ không thể len lỏi vào bên trong được. Trái lại, chúng ta còn biết yêu thương, đồng cảm với những người đang trầm luân trong biển khổ luân hồi, để rồi cẩn trọng trong từng hành động, lời nói, suy nghĩ để không tạo nghiệp ác. Phương pháp tu tập đơn giản ở đây là:
Bị chê tốt hơn được khen
Một lời khen khiến ngã mạn bùng dậy
Khi bị chê, lỗi lầm mình tan biến.
Khen chê là chuyện bình thường
Nói cách khác, khi bị phê bình, chỉ trích, chúng ta gặt hái được điều lợi lạc là ngã mạn sẽ xẹp xuống, khiến lỗi lầm bị chặn đứng. Cuộc sống nhờ đó mới thăng hoa. Bởi nếu cứ được khen mãi, cái tôi sẽ được thổi phồng và hậu quả là chúng ta sẽ phải tái sinh vào các cõi thấp, hoặc sinh vào nhà nghèo đói, bị mù lòa, làm thân tôi đòi. Dù bạn có dệt nhiều ước nguyện lớn lao, bạn cũng sẽ có rất ít khả năng làm bất cứ việc gì cho hạnh phúc của bản thân và những người khác. Nếu cứ luôn bó mình trong suy nghĩ hẹp hòi của kiêu căng ngã mạn, chúng ta không thể đạt được sự tiến bộ về tâm linh, chúng ta hoàn toàn sai đường, lạc hướng. Cho rằng mình ưu việt hơn tất cả, mình là giỏi nhất, tốt nhất cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đi đến cuối con đường, không còn gì hơn để bước tiếp. Bởi vậy, khi bị chê hay phê bình, bạn hãy xem đó là cơ hội để tịnh trừ lòng kiêu mạn.
Cách đơn giản để đối trị tâm ngã mạn là rèn luyện cho mình đôi tai biết chấp nhận cả những điều “khó nghe” nhất. Hãy luôn lắng nghe những ý kiến trái chiều, những khía cạnh khác nhau của nhiều người về cùng một vấn đề mà không khởi tâm phân biệt, bình luận hay phán xét bất cứ ai.
Một phương pháp khác cũng rất hiệu quả, đó là luôn nghĩ đến những lỗi lầm, yếu điểm của mình. Ví dụ bạn có thể nhận thấy sự hiểu biết của mình về các kinh điển, mật điển thật sơ cơ. Có những điều bạn cứ ngỡ là mình đã biết nhưng đó chỉ là cái biết qua lớp vỏ ngôn từ thế gian, chứ không phải là sự thực chứng. Ngay cả về phương diện tri thức thế gian, hiểu biết của bạn cũng rất nhỏ bé giữa biển kiến thức rộng lớn mênh mông.
Nguồn: “Chuyển họa thành phúc” NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật
Kiến thức 08:54 04/11/2024Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm