Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/06/2024, 09:16 AM

Bí mật giúp chùa cổ Trung Quốc tồn tại hơn 1.000 năm

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tiết lộ kiến trúc đặc sắc giúp chùa cổ từ đời Tống tồn tại hơn 1.000 năm.

Nền móng của chùa Dongta ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình SCMP

Nền móng của chùa Dongta ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình SCMP

Trong suốt hơn 1.000 năm, ngôi chùa Dongta nổi tiếng ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhờ kiến trúc cổ và hệ thống kênh đào đô thị.

Theo SCMP, khu vực chùa Dongta được xem là đại diện cho kiến trúc đẹp nhất của triều đại nhà Tống (960-1279) và nổi bật, nguyên vẹn nhất là một tòa tháp trên con lạch gần đó.

Ngôi chùa tồn tại hơn 1.000 năm nhưng bị phá hủy vào những năm 1960. Giữa tháng 5 năm nay, một nhóm các nhà khảo cổ khai quật ngôi chùa này từ tháng 9 năm ngoái đã trình bày chi tiết lý do tòa tháp của chùa Dongta lại có thể tồn tại lâu như vậy.

Tháp của chùa Dongta vốn được xây dựng từ thời nhà Tùy (581-618), nhưng phần chân tháp được xây dựng lại vào thời Bắc Tống (960-1127), đặc biệt là dưới thời trị vì của Hoàng đế Thần Tông (trị vì từ 1067-1085).

Nhà khảo cổ Trung Quốc Wang Meng chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu: “Cấu trúc được thiết kế tốt như vậy là lý do then chốt khiến tòa tháp có thể tồn tại hơn 1.000 năm”.

Lý do chính khiến chùa Dongta rất vững chắc là do nền của chùa có khung gỗ bách 3 lớp. Theo lịch sử, tòa tháp đã được xây dựng lại nhưng nền móng không bao giờ thay đổi. Trên thực tế, tòa tháp được làm bằng gỗ tương đối bền trong suốt một thiên niên kỷ.

Điểm đáng chú ý là phần chân tháp có 52 lọ gốm lớn chứa đầy đất và gắn vào nền - một kỹ thuật làm ổn định khá phổ biến vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ không biết chính xác những chiếc lọ đã ổn định bằng gì.

Kỹ thuật tương tự từng được triển khai tại chùa Longping ở Thượng Hải nhưng ở quy mô nhỏ hơn so với tháp ở Gia Hưng.

Gia Hưng là thành phố đặc biệt thu hút với những khung cảnh rất thích hợp để chụp ảnh, ghi hình. Thành phố ở miền đông Trung Quốc gợi nhớ đến phiên bản lãng mạn của Trung Quốc cổ đại.  

Nguồn: Báo Lao Động 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trong nước 05:00 27/09/2024

Tối 26-9, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng tổ chức tiệc chiêu đãi nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949 – 1-10-2024).

BTS Phật giáo tỉnh Tiền Giang trao 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục sau cơn bão Yagi

Trong nước 08:00 26/09/2024

Chiều ngày 25/9/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã đến trụ sở Văn phòng Ủy ban MTTQVN tỉnh Tiền Giang trao 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh Miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.

Trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa XII (2021-2024)

Trong nước 10:05 24/09/2024

Sáng 23/9/2024 tại Trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên Huế (chùa Báo Quốc, phường Đúc, thành phố Huế) đã diễn ra lễ cấp phát Văn bằng Tốt nghiệp Trung cấp Phật học khóa XII, khai giảng năm học mới 2024-2025 cho Tăng Ni các khóa XIII, XIV và XV nội điển và lớp 10, 11, 12 ngoại điển đang theo học tại trường.

Vụ cháy chùa Vạn Phật (Gia Lai) gây thiệt hại gần 6 tỷ đồng

Trong nước 10:50 23/09/2024

Vụ cháy chùa Vạn Phật (phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai) không gây mất mát về người, nhưng ước tính thiệt hại về tài sản gần 6 tỷ đồng.

Xem thêm