Biến chủng R.1 nguy hiểm đã lan tới 35 nước
Thống kê mới nhất cho thấy R.1, biến chủng SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học lo ngại là có thể dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác và giảm hiệu quả vắc xin Covid-19, đã xuất hiện ở 35 nước trên thế giới.
Các nhà khoa học nói gì về biến chủng mới Mu?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các đột biến tìm thấy trên chủng R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như tăng khả năng chống lại kháng thể ở những người đã tiêm chủng đầy đủ.
Biến thể mới này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 1/2020 tại Nhật Bản. Đến nay, biến chủng R.1 đã được phát hiện tại 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ.
Tính đến ngày 22/9, có 10.567 ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới, theo trang Outbreak.info và nền tảng chia sẻ dữ liệu virus GISAD. Mỹ và Nhật Bản là 2 nước ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan tới chủng R.1 nhất, lần lượt là 2.259 và 7.519. Tại Mỹ, biến chủng này đã xuất hiện tại 47 bang.
Con số hơn 10.000 ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta, chủng SARS-CoV-2 đang chiếm thế áp đảo toàn cầu hiện tại. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cảnh báo R.1 nên được theo dõi kỹ càng, viện dẫn nguy cơ nó có thể gây ra.
Cựu giáo sư đại học Y Harvard (Mỹ) William A. Haseltine cho rằng, các đột biến tìm thấy trên R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như "tăng khả năng chống lại kháng thể".
Israel phát hiện chủng đột biến mới AY3 của biến thể Delta
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), R.1 chứa đột biến W152L ở gai protein. Đột biến này nhắm mục tiêu vào các kháng thể và có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Đột biến W152L cũng có mặt trong một biến thể nhỏ của biến thể Delta được phát hiện ở Ấn Độ. Biến thể R.1 có chứa “bộ ba” đột biến thường được phát hiện ở các biến thể trước đây gồm đột biến C241U, đột biến P323L ở polymerase NSP12 và đột biến D614G. Trong đó, đột biến D614G có thể làm gia tăng khả năng lây lan của virus. Trong khi đó, giới khoa học chưa rõ tác động của hai dạng đột biến còn lại.
"Dù tiêm vaccine có khả năng giảm lây nhiễm và các triệu chứng bệnh nhưng 25,4% người cao tuổi tại viện dưỡng lão và 7,1% nhân viên chăm sóc vẫn mắc biến thể R.1 của COVID-19 sau khi được tiêm vaccine. Điều này xác nhận lo ngại về khả năng miễn dịch bị giảm trước biến thể R1", báo cáo của CDC Mỹ cho biết.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tiếp tục theo dõi các chủng virus và phân loại chúng dựa trên tốc độ lây lan. Hồi đầu tuần này, các chủng Eta, Iota và Kappa đã bị hạ cấp từ "biến thể cần quan tâm" xuống "biến thể được theo dõi" vì chúng đã bị yếu thế hơn trong việc lây lan nếu so với các chủng khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Bão số 8 và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông như thế nào?
Môi trường 10:30 12/11/2024Trong lúc bão số 8 đang tiến sâu vào Biển Đông thì áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) đang áp sát đất liền.
Sáng kiến “Đô thị giảm nhựa”
Môi trường 15:31 11/11/2024Tiếp cận sáng tạo với vấn đề ô nhiễm nhựa là hoạt động đang được ReThink Plastic Vietnam tổ chức, nhằm khơi gợi nhận thức cộng đồng về khủng hoảng ô nhiễm nhựa hiện nay.
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
Môi trường 10:36 07/11/2024Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.
Xem thêm