Biến chủng Mu tiềm ẩn 'công thức của thảm họa'
Khi Delta hoành hành khắp thế giới, biến chủng Mu xuất hiện khiến nhiều người lo ngại về kịch bản virus tránh né miễn dịch và kháng vaccine.
Các nhà khoa học nói gì về biến chủng mới Mu?
WHO và Mỹ cho biết đang theo dõi sát sao biến chủng mới. Mu lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1 và hiện chiếm 39% tổng số ca nhiễm ở quốc gia này. Cuối tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng liệt biến chủng "Mu", hay B.1.621, vào danh sách "đáng quan tâm", sau khi có những bằng chứng sơ bộ cho thấy chủng nCoV này có thể né khả năng miễn dịch được tạo ra nhờ vaccine và kháng thể.
Tất cả các loại virus, gồm nCoV, đều đột biến theo thời gian và hầu hết đột biến đều ít hoặc không ảnh hưởng tới tính chất của virus, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, một số đột biến có thể tác động tới tốc độ lây lan, mức độ nghiêm trọng, khả năng né vaccine và các biện pháp đối phó khác của virus.
Tiến sĩ Vinod RMT Balasubramaniam, nhà virus học phân tử kiêm giảng viên cấp cao tại Trường Khoa học Y tế và Sức khỏe Jeffrey Cheah thuộc Đại học Monash, Malaysia, cho biết Mu, biến thể đáng quan tâm thứ 5 được WHO theo dõi, sở hữu một loạt đột biến khiến nó có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn.
"Mu có các đột biến E484K và K417N, liên quan tới khả năng tránh né kháng thể. Hai đột biến này từng xuất hiện ở biến chủng Beta, do đó Mu có thể sẽ hoạt động tương tự như Beta, làm giảm hiệu quả của một số vaccine", tiến sĩ Balasubramaniam chia sẻ với VnExpress.
Dữ liệu về khả năng tránh né miễn dịch của Mu hiện còn khá hạn chế. Một nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ở Rome, Italy cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer giảm nhiều hơn ở Mu so với các biến chủng khác. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn khẳng định vaccine này vẫn có khả năng bảo vệ khá mạnh mẽ trước biến chủng Mu.
Ngoài ra, Mu cũng chứa thêm các đột biến khác như P681H, lần đầu xuất hiện ở chủng Alpha với khả năng lây lan nhanh, và hai đột biến R346K, Y144T nhưng chưa rõ tác động của chúng đối với biến chủng này, theo Balasubramaniam.
"Thực sự chúng ta chưa biết liệu các đột biến ở Mu có làm tăng khả năng lây nhiễm và gây bệnh hay không. Nhưng những báo cáo đáng chú ý về Mu đã xuất hiện", ông nói.
Hồi cuối tháng 7, đài truyền hình Local 10 ở Florida, Mỹ báo cáo 10% số mẫu giải trình tự gene ở Đại học Miami là biến chủng Mu. Tới đầu tháng 8, Reuters đưa tin 7 người tiêm chủng đầy đủ ở một viện dưỡng lão tại Bỉ chết vì biến chủng này.
"Tỷ lệ của biến chủng Mu trong các giải trình tự gene nCoV toàn cầu chưa tới 0,1%. Nhưng nó đang tăng liên tục ở các nước như Colombia với 39% và Ecuador với 13%", ông cho biết.
Chuyên gia virus học phân tử này cho rằng khi nhìn vào "chùm đột biến" của Mu, biến chủng này ẩn chứa "công thức của thảm họa", bởi nó cho thấy nguy cơ kháng vaccine. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học toàn cầu đang theo dõi sâu hơn về khả năng gây bệnh, độc lực và mức độ lây lan của nó, nên bức tranh sẽ chỉ rõ ràng hơn vào những tháng tới.
Trước mối đe dọa từ những biến chủng mới của nCoV, tiến sĩ Balasubramaniam nhấn mạnh chìa khóa để chống lại nguy cơ đột biến của virus vẫn là tiêm chủng toàn cầu. "Chúng ta phải tiêm vaccine càng nhanh càng tốt, để giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trước các biến chủng mới. Nếu không kế hoạch thoát đại dịch của chúng ta sẽ bị cản trở", ông nói.
Chuyên gia của Đại học Monash cho rằng cho tới khi giới khoa học có được bức tranh toàn diện hơn về biến chủng Mu, các quốc gia phải nâng cao cảnh giác, thắt chặt kiểm soát, tăng cường xét nghiệm, đặc biệt ở khu vực biên giới, cũng như theo dõi chặt chẽ sự phát triển của chủng mới này.
Tiêm chủng hiện được xem là giải pháp giúp thế giới quay lại cuộc sống bình thường. Hầu hết quốc gia đều cố gắng tăng tốc tiêm chủng để có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng chống Covid-19 sớm nhất có thể.
"Virus cần một vật chủ nhạy cảm, có thể là người hoặc động vật, để phát triển mạnh. Vaccine giúp ngăn chặn điều này", Balasubramaniam nói.
Biến chủng Mu có khả năng kháng vaccine đã xâm nhập 43 quốc gia
Giới chuyên gia lo ngại chiến dịch tiêm chủng vaccine chậm ở nhiều nước do nguồn cung hạn chế có thể tạo kiều kiện cho virus tiếp tục lây lan mạnh và đột biến nguy hiểm hơn. Không ít nhà khoa học nhận định Covid-19 sẽ trở thành căn bệnh theo mùa như cúm và nhiều quốc gia có thể phải tính đến phương án tiêm vaccine nhắc lại hàng năm cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Tiến sĩ Balasubramaniam thêm rằng với nhiều khả năng virus trở thành bệnh theo mùa, các quốc gia trên toàn cầu phải tính đến phương án sống chung với virus.
"Một số nước trên thế giới khó tiếp tục kéo dài biện pháp phong tỏa, vốn gây ra tác động nghiêm trọng với nền kinh tế", ông nói. "Tuy nhiên, các nước cũng không thể mở cửa hoàn toàn và cho phép các khu vực kinh tế hoạt động 100%, bởi điều này có thể gây ra thảm họa".
Balasubramaniam khuyến nghị các chính phủ chỉ nên nới lỏng các biện pháp hạn chế với những người đã tiêm chủng đầy đủ, nhưng thắt chặt với những người chưa tiêm. Đồng thời, các nước cũng nên nỗ lực thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng, thậm chí phải sử dụng biện pháp pháp lý để can thiệp với nhóm bài xích vaccine.
"Mỗi khi virus sinh sôi nảy nở trong cơ thể của một ai đó, nó sẽ có cơ hội đột biến và xuất hiện biến chủng mới. Nó giống như chơi trò đổ xúc xắc", ông nhấn mạnh. "Bạn càng chơi nhiều, cơ hội biến chủng mới xuất hiện càng cao. Về cơ bản, nó chẳng khác gì một quả bom hẹn giờ".
Theo VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tại sao bão số 10 lại hình thành ngay trong đợt không khí lạnh?
Môi trường 10:25 24/12/2024Thông thường không khí lạnh sẽ khiến bão bị yếu đi hoặc không thể hình thành, nhưng bão số 10 lại xuất hiện. Vì sao?
Những bức ảnh ấn tượng báo động về môi trường năm 2024
Môi trường 14:04 23/12/2024Chim cánh cụt thay đổi nơi làm tổ, Fiji ngập trong rác nhựa dạt từ nước khác, núi lửa phun trào sau 800 ngủ yên, người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán...là những hình ảnh các báo quốc tế bình chọn cho năm 2024.
Sài Gòn lạnh 20 độ C, người dân khoác áo ấm ra đường
Môi trường 10:31 23/12/2024Sáng nay 23/12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.
Tôi yêu Đất mẹ
Môi trường 20:20 21/12/2024Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.
Xem thêm