Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 16/05/2022, 16:50 PM

Biết lắng nghe là một pháp bố thí

Tu lắng nghe tức là tu cái tai, người ta nói gì là việc của họ, nghe hay không là việc của mình. Chúng ta tu là biết kiểm soát thái độ của mình khi nghe bất kì một thông tin nào đó. Nghe mà bình thản và giải quyết việc một cách thông minh sáng suốt nhất có thể.

Biết lắng nghe cũng là một pháp bố thí. Vì người kia không có khả năng kham nhẫn nên họ mới nói những lời độc địa, đay nghiến như vậy. Cái nghiệp nó hành hạ người ta, và sức chịu đựng của họ chỉ được 50- 70% thôi còn số còn lại họ phải xả vào ai đó. Và đôi khi chúng ta là nạn nhân của sự xả giận đó. Chúng ta có lỗi hay không có lỗi họ cũng giận hờn và trách móc chúng ta vô cớ.

Có những người có thói quen và tập khí không tốt, họ luôn theo dõi xem chúng ta có phạm chút lỗi lầm nhỏ nào không để nhân cơ hội đó thổi phồng câu chuyện lên cho nghiêm trọng và đi rêu rao với những người khác và hậu quả không lường trước được. TRong trường hợp chúng ta nghe những lời thị phi chỉ trích hay lời nói như dao đâm vào tim ta phải trang bị cho mình một khí cụ để tự vệ để đón nhận một cách bình thản không để cho nó tác quai tác quái hành hạ mình. 

Cứ nghe rồi để đó thôi đừng nghĩ thêm gì nữa, đừng hành động gì cả thì nó sẽ không làm gì được mình, dù nghe thì dễ như vậy nhưng chúng ta làm cả đời cả kiếp cũng chưa xong và đôi khi những lời thị phi đó làm cho chúng ta điêu đứng. Một người khôn ngoan sẽ bết cách điều phục tâm mình trước những lời thị phi nghiệt ngã, nếu chúng ta chưa thể là một người bất động trước khen chê thì hãy cố gắng biến những thứa thị phi đó thành những thứ phân bón, rác rưởi để nuôi dưỡng đức tánh nhẫn nhục và kiên định của mình.

Tu theo hạnh lắng nghe

Chúng ta tu là biết kiểm soát thái độ của mình khi nghe bất kì một thông tin nào đó. Nghe mà bình thản và giải quyết việc một cách thông minh sáng suốt nhất có thể.

Chúng ta tu là biết kiểm soát thái độ của mình khi nghe bất kì một thông tin nào đó. Nghe mà bình thản và giải quyết việc một cách thông minh sáng suốt nhất có thể.

Khi gặp những sự việc không như ý, chúng ta hãy tập dừng lại và quán chiếu cho thật sâu sắc để có thể lắng nghe và buông xả. Kẻ đang gây sự, xả rác vào chúng ta kia là một người vô cùng đáng thương, vô cùng tộ nghiệp. Họ không đủ nhẫn nhục để chịu đựng sự dẫn dắt tra tấn của nghiệp lực, họ không đủ sức gánh vác trên vai họ sức nặng của nghiệp chướng bởi vậy cho nên họ vùng vẫy làm tung téo sự bất an và phiền não của họ lên chúng ta. Những con người tội nghiệp đó họ đang rất đau khổ và không biết rằng con đường dẫn đến địa ngục đang mở cửa với họ, họ vô minh đi vào ngõ tối của khổ đau mà không thể tự mình thoát ra được.

Nếu chúng ta không đủ tỉnh giác để quán chiếu và dừng lại, không đủ sức nhẫn nhục để chịu đựng thì chúng ta cũng sẽ giống như họ, lại cũng sẽ đổ cái đống nghiệp đó, thùng rác đó lên một người khác vậy, cứ như vậy cộng nghiệp với nhau cùng dẫn nhau đi vào địa ngục.

Vậy với tu lắng nghe tức là tu cái tai, người ta nói gì là việc của họ, nghe hay không là việc của mình. Chúng ta tu là biết kiểm soát thái độ của mình khi nghe bất kì một thông tin nào đó. Nghe mà bình thản và giải quyết việc một cách thông minh sáng suốt nhất có thể.

Chúng ta muốn lắng nghe thì trước hết phải học cách im lặng. Im lặng cả thân và tâm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm