Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/08/2020, 14:22 PM

Bỏ bùa, trấn yểm và cái giá phải trả vì sự u mê

Sống trong thời đại công nghệ 4.0, nhưng thời gian qua có không ít những vụ án đau lòng xuất phát từ suy nghĩ bị “trấn yểm, bùa chú". Vậy đâu là lời giải cho sự “u mê” của không ít người “mông muội” giữa thế kỷ của khoa học kỹ thuật này?

Bùa chú, trấn yểm không phải “thế lực siêu nhiên”

Theo TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng những vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra là do nhận thức nông cạn của mỗi cá nhân về tín ngưỡng, và niềm tin mê muội vào “thế lực siêu nhiên”.

Mặt khác, họ đang đánh đồng giữa tín ngưỡng, quan niệm dân gian với mê tín dị đoan nên sa vào các hành vi có xu hướng tiêu cực. Họ u mê tin rằng mình bị “bỏ bùa, trấn yểm” nên “mạng đổi mạng”. Họ không ý thức rằng việc làm này trái quy định pháp luật và cực kỳ nguy hiểm.

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA.

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA.

Sử dụng bùa chú là do không hiểu sâu về nhân quả

“Tôi cho rằng những người đã nghĩ mình bị bỏ bùa họ gần như mắc bệnh hoang tưởng, luôn cho rằng ai đó đang hại mình nên cuộc sống mới bấp bênh và khổ sở như vậy. Sự hoang tưởng dẫn đến những điều tai hại hơn đối với chính cuộc sống của họ. Hơn nữa, do những người hành nghề mê tín dị đoan trên địa bàn đã đứng sau để xúi giục, tung tin và luôn gieo vào đầu họ về sức mạnh của bùa chú, trấn yểm nên họ càng hoang mang, quẫn bách.

Nếu muốn hóa giải phải đi tìm thầy bùa, từ đây, sự hoang tưởng càng lớn hơn dẫn đến những cái chết thương tâm đối với người dân và tạo ra một thị trường cực kỳ nguy hại cho những người giải bùa chú tác oai, tác quái”, TS Vũ Thế Khanh phân tích.

Theo TS Vũ Thế Khanh, trong cuộc sống mỗi người cần có một niềm tin, nhưng niềm tin ấy phải được xây dựng trên cơ sở của nhận thức đúng đắn và tư duy khoa học, để hướng tới giá trị tốt đẹp và hoàn mỹ nhất. Vì thế, ngay từ khi chưa kịp bùng phát mê tín dị đoan, chúng ta cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng để không gây ra những hệ lụy khôn lường từ bùa chú, trấn yểm.

Với những người hoang tưởng và nghĩ rằng bùa chú là một thế lực “siêu nhiên”, cần phải được ngăn chặn và loại bỏ ngay những suy nghĩ đó. Mỗi người dân phải tự nâng cao nhận thức, tránh rơi vào tình trạng u mê tín ngưỡng mà lầm đường lạc lối.

Trong cuộc sống mỗi người cần có một niềm tin, nhưng niềm tin ấy phải được xây dựng trên cơ sở của nhận thức đúng đắn và tư duy khoa học, để hướng tới giá trị tốt đẹp và hoàn mỹ nhất.

Trong cuộc sống mỗi người cần có một niềm tin, nhưng niềm tin ấy phải được xây dựng trên cơ sở của nhận thức đúng đắn và tư duy khoa học, để hướng tới giá trị tốt đẹp và hoàn mỹ nhất.

Bùa chú Thái Lan và quan điểm của Phật giáo

Lý giải việc dễ lầm đường lạc lối mê muội tin vào bói toán, bùa chú

Trước những vụ án đau lòng do kẻ u mê, mê tín gây ra, cho rằng bị bỏ bùa, trấn yểm một cách hoang đường, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Ngọc Trung (Nhà nghiên cứu văn hóa – Nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, học viện Báo chí và Tuyên truyền) để giải mã vấn đề.

PV: Thời gian qua có không ít vụ án mạng đau lòng xảy ra có liên quan đến suy nghĩ cho rằng bản thân bị bỏ bùa, hay bị trấn yểm... là một nhà nghiên cứu, ông nghĩ gì về vấn đề này?

- Quan niệm mê tín dị đoan trong đời sống người dân vẫn đang đan xen với văn minh hiện đại, sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn nữa lâu nay tín ngưỡng dân gian vẫn tiềm ẩn suy nghĩ về ma, quỷ và cõi dương và âm như có một sợi dây liên kết. Chính vì thế khi gặp biến cố trong cuộc sống, nhiều người có thói quen tìm tới thế giới tâm linh để kêu cầu, tìm đến các thầy bói để mong được hóa giải, nhất là ở vùng núi, dân tộc khi họ vẫn mang nặng tư tưởng phong tục tập quán lạc hậu.

Mặt khác, hiện nay không ít người hay “truyền tai” những quan niệm sai lầm, phản khoa học nên đã kích động con người hướng tới sự u mê hơn trước, điều này rất nguy hại cho xã hội, dẫn đến những án mạng giết người ngớ ngẩn, cuồng bạo.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Nhà nghiên cứu văn hóa – Nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, học viện Báo chí và Tuyên truyền.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Nhà nghiên cứu văn hóa – Nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người Phật tử và vấn đề bùa chú trong cuộc sống

PV: Trong xã hội hiện đại, dù khoa học phát triển nhưng vẫn không ít người có niềm tin mù quáng vào chuyện bùa chú, trấn yểm hại người, ông có bình luận gì?

- Chúng ta thấy rằng dù khoa học phát triển nhưng không phát triển đều và bình đẳng với tất cả các nhóm dân cư. Những người ở đô thị hoặc nơi dân trí cao họ tiếp thu văn minh, tiếp cận được cái tốt, cái tiến bộ, cái đúng đắn nhiều hơn.

Còn một số nơi, nhất là đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, heo hút, vùng có hạn hán, đói kém, lũ lụt, sạt lở... làm cho cuộc sống của họ có vô vàn những khó khăn, họ túng quẫn, bí bách, có lúc u mê, tất cả những chuyện đó là một phần nguyên nhân dẫn đến ứng xử sai lầm. Họ tin rằng, bùa chú là một niềm tin, bùa chú sẽ giải quyết được mọi vấn đề mà họ đang hướng tới hay cầu mong.

Một niềm tin tâm linh mù quáng sẽ đẩy họ đến những hành động sai lầm và và dẫn đến hàng loạt các án mạng đau đớn vì suy nghĩ tiêu cực. Việc bài trừ mê tín dị đoan luôn và đang được các cấp quan tâm rất sát sao. Tuy nhiên, để loại bỏ thói quen tìm đến thế giới tâm linh kêu cầu là bài toán khó, song khó cũng phải làm bằng được.

Những vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra là do nhận thức nông cạn của mỗi cá nhân về tín ngưỡng, và niềm tin mê muội vào “thế lực siêu nhiên”.

Những vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra là do nhận thức nông cạn của mỗi cá nhân về tín ngưỡng, và niềm tin mê muội vào “thế lực siêu nhiên”.

Quan điểm của Phật giáo về các bùa chú, bùa ngải đặc biệt về bùa chú Lỗ Ban và Năm Ông

PV: Thời gian gần đây, thầy bùa, thầy bói nổi lên như “nấm”, đặc biệt là trên mạng xã hội cũng có cả những “thầy bói online”... phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những án mạng đau lòng đến từ câu chuyện mê tín?

- Như chúng ta đều nhận thấy, thầy bùa, thầy bói đang lợi dụng niềm tin mù quáng của một số người kém hiểu biết để kiếm ăn, trục lợi. Bản thân tôi tìm hiểu và nghiên cứu, có những người đi bán rau, bán thịt ngoài chợ sau khi học được vài mánh khóe về là thành... thầy bói. Có những người trong tù ra, học được vài bài cũng mở phủ xem bói.

Thậm chí người trên đà thất nghiệp nhưng được người nọ, người kia mách cho vài chiêu làm bùa sau đó được tung hô như một người có sức mạnh “siêu nhiên. Trong khi đó môi trường này hiện nay quá béo bở và rất dễ lừa đảo. Dân trí thấp có niềm tin mùa quáng đã tạo đà để các “thầy” dễ dàng hoạt động và sai khiến người dân.

Tôi cho rằng, đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực hành chính tổ chức. Các tổ dân phố, xã phường khi thấy người nào hành nghề bói toán, làm bùa chú cần có biện pháp xử lý, nhắc nhở, nếu vi phạm đến mức cần xử lý hình sự thì xử lý hình sự.

U mê tin rằng mình bị “bỏ bùa, trấn yểm” nên “mạng đổi mạng”.

U mê tin rằng mình bị “bỏ bùa, trấn yểm” nên “mạng đổi mạng”.

PV: Không ít người đôi khi bỗng có những sợ hãi mơ hồ, gây ám ảnh, theo ông nếu ai đó “tự kỷ ám thị” nghĩ mình bị bỏ bùa, họ nên làm gì?

- Nếu một người bình thường sẽ không ai chạy theo những mơ hồ hay sự ảo tưởng. Phần lớn những người này là người trầm cảm, tinh thần yếu, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin nên mới dễ sa đà, mê muội vào bói toán, bùa chú. Họ tự tưởng tượng ra điều mà người thường không thể tự tưởng tượng nổi. Từ đó họ dẫn đến cách ứng xử không giống ai.

Nếu như họ vững vàng đứng trước biến động của xã hội hoặc bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc sống họ nhìn nhận mọi vấn đề thông minh thì suy nghĩ sẽ không lệch lạc. Nhưng nếu tinh thần yếu, gặp hoạn nạn lại đổ cho hàng xóm, hay người quen, hay ai đó bỏ bùa thì cần phải có những “phương thuốc” đặc biệt từ tinh thần và ý chí.

Bản thân họ phải biết phân định đúng sai, nên hay không nên tin theo những điều mang màu sắc mê tín dị đoan. Cần nói cho gia đình, người thân biết những điều và mình đang suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Xem thêm video "Nguyên nhân của mê tín":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm