Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Bố, mẹ ơi! Xin đừng giết bỏ con!

Đâu đây, linh hồn những hài nhi kém may mắn bỏ mạng nơi bãi rác vẫn cất tiếng khóc thương tâm như muốn hỏi những ông bố bà mẹ vô tình, đã không để mẹ con nhìn mặt nhau một lần

Trẻ con luôn là món quà mà số phận trao cho những bậc làm cha mẹ lương thiện. Có biết bao nhiêu gia đình mong mỏi có tiếng khóc cười của trẻ thơ, để mái nhà có thêm hơi ấm và niềm vui; thì cũng có bấy nhiêu kẻ coi thường giá trị của những con người trong hình hài bé nhỏ đáng yêu; đó là lý do dẫn đến nạn bạo lực và nạn phá thai và bỏ rơi trẻ sơ sinh gần đây gây nhức nhối trong xã hội đến vậy.
     
Dư luận hẳn vẫn chưa hết đau đớn về vụ việc ba cô bảo mẫu vô nhân tính hành hạ, giết hại trẻ em mới đây, nay có lẽ sẽ lại xót xa vô cùng khi biết rằng: vẫn còn đó hàng trăm sinh linh ở nước ta mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm được sinh ra khỏe mạnh nhưng bị ruồng bỏ.

Có đứa trẻ vừa được chào đời đã bị sát hại bằng những vết đâm tàn độc. Có rất nhiều hài nhi vô tội bị bỏ rơi một cách phũ phàng như thế ở những lòng sông sâu, hay bãi rác Đá Mài ( Hồng Thái, Tân Cương, Thái Nguyên).
 Ảnh minh họa
Nơi đây, những nấm mồ đặt cạnh nhau, không tên, không tuổi, không quê quán, xung quanh bao bọc bằng một vòng tường thấp. Nghĩa trang này được xây dựng nên nhờ sự giúp đỡ của Công ty Môi trường đô thị Thái Nguyên. Chính những nguời công nhân vệ sinh môi trường và những người dân địa phương khi nhặt rác đã bắt gặp xác những đứa trẻ sơ sinh bị ruồng bỏ. 
     
Họ lặng lẽ thu nhặt, tắm rửa sạch sẽ, lấy quần áo cũ quấn vào cho các em, đặt vào các hộp xốp lấy ở bãi rác, rồi đem chôn cất, lấy đá núi kẻ xung quanh làm mộ, sau đó đặt ở giữa một hòn đá to để đánh dấu.

Ngày quy tập mộ các hài nhi về chung một chỗ, những người nhặt rác gọi nhau lên núi để nhận lại mộ những đứa  trẻ mà mình đã nhặt được rồi đêm chôn cất, chỉ chỗ cho đội quy tập để cải táng xây nhà mới cho các em. Ở giữa nghĩa trang có một bàn thờ nhỏ với một tấm bia được ghi dòng chữ “Nơi an nghỉ những hài nhi vô danh – ngày quy tập 6/12/2012”
     
Những nghĩa cử cao đẹp đến từ những người nhặt rác nghèo khó, họ thay nhau khói hương, chăm sóc mộ phần cho các hài nhi xấu số. Khó khăn lắm mới kiếm được miếng cơm manh áo hàng ngày, nhưng họ cũng không quên tận tình tận nghĩa với những đứa trẻ không được tiếp tục sống làm người. 
 Ảnh minh họa
Những nghĩa cử như vậy của những người vốn bị coi là nghèo hèn trong mắt của một bộ phận coi mạng người là cỏ rác như những ông bố bà mẹ bỏ rơi con còn đỏ hỏn; càng cho ta thấm nhuần chân lý Phật dạy: “Con người cao quý hay không, không phải vì giai cấp, đẳng cấp, tiền bạc địa vị, quyền lợi mà họ có, mà nằm ở suy nghĩ và hành động của họ”; cũng như là “không có ai làm cho ta thanh tịnh tốt đẹp hay nhiễm nhơ tồi tệ, chỉ có chính ta tự làm cho bản thân thanh tịnh hoặc nhiễm nhơ”.
     
Thật vậy, hành động bỏ rơi ngay sau khi sinh là một hành động tàn ác, ích kỷ và khôn ngoan hơn nhiều so với tội nạo phá thai. Vì phụ nữ thời nay cũng hiểu, việc nạo phá thai dù có được bảo đảm về điều kiện y tế như thế nào, cũng tiềm ản nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh nở của họ sau này, nên họ quyết định giữ lại bào thai như giữ chính danh dự của mình không bị mang tiếng xấu nhất thời ở phòng phụ khoa, và giữ sức khỏe của họ.

Sau chín tháng mười ngày mang thai, họ sinh con ra, rồi bằng những nhát dao chí mạng, họ sẵn sàng kết liễu sự sống của sinh linh bé nhỏ đã từng mang lại cho họ niềm hạnh phúc được làm mẹ của một con người, cùng rất nhiều cảm xúc thiêng liêng khi mang thai họ không biết tận hưởng.
     
Như trường hợp đau lòng về cậu bé mang cái tên nghe đầy chua xót do người nhặt rác đặt tạm cho là Vô Văn Thừa: Theo lời kể lại của ông Nguyễn Văn Sơn – Đội phó đội vệ sinh số 5 ( thuộc công ty môi trường đô thị thành phố Thái Nguyên), thì đó là một bé trai bụ bẫm chừng 4kg, tóc dài thượt, cổ tay trắng tinh, bé sinh  ra khỏe mạnh, nhưng không hiểu vì sao bé lại bị giết chết một cách dã man với 1 nhát đâm sâu hoắm bằng kéo trúng tim, và vết cắt vòng quanh cổ; khi ông Sơn nhấc bé ra từ trong cái ống quần đen từ bãi rác, người bé lấm lem đất cát và kiến bu đầy người, lúc ông Sơn đổ rượu và nước thơm vào tắm cho cháu bé, máu ở các vết thương vẫn chảy ra.
     
Đâu đây, linh hồn những hài nhi kém may mắn bỏ mạng nơi bãi rác vẫn cất tiếng khóc thương tâm như muốn hỏi những ông bố bà mẹ vô tình, đã không để mẹ con nhìn mặt nhau một lần rằng:
   
“Mẹ ơi, tại sao mẹ lại giết con từ ngay sau khi con vừa lọt ra khỏi lòng mẹ ấm áp và cất tiếng khóc chào đời? Lý do duy nhất là mẹ không muốn thừa nhận con tồn tại như chính một lầm lỡ đáng tiếc trong thời còn trẻ dại non nớt? Mẹ không muốn thừa nhận sai sót lầm lỡ trong đời, phải chăng vì muốn bảo vệ những gì gọi là danh dự, quyền lợi, nói chung lại là cái Tôi của mình?
     
Mẹ ơi, mẹ với con cùng là con người. Con người ai cũng có lần phạm phải sai sót ngoài ý muốn, con người hoàn thiện không phải là không bao giờ phạm sai lầm, mà là biết rút kinh nghiệm để không tái phạm sai lầm trong quá khứ. Mẹ đã trót lầm lỡ, để “ duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc – phận liễu sao đà nảy nét ngang”, nay mẹ đã phạm phải tội lỗi khủng khiếp hơn, đó là đang tâm hoặc tự mình làm, hoặc cho phép người khác hủy hoại khúc ruột do chính mẹ sinh ra.”
     
Nhắn nhủ với những người phụ nữ : Tạo hóa đã ban cho người phụ nữ thiên chức duy nhất, quan trọng nhất mà người đàn ông nào cũng quý trọng và cần đến ở họ, đó là thiên chức làm mẹ. Nay có ai hoặc phá thai, hoặc mang thai chín tháng mười ngày rồi bỏ con, giết con, có nghĩa là họ chối bỏ thiên chức thiêng liêng nhất của phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với việc, phụ nữ chẳng còn chút giá trị cao quý nào trong mắt đàn ông.
   
Bởi thế, từ trong thời phong kiến nặng nề nhất của xã hội Việt Nam, nữ sĩ Hồ Xuân Hương vẫn khen rằng:

                                      “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
                                         Mảnh tình một khối thiếp xin mang
                                         Quản bao miệng thế đời chênh lệch
                                                                                                         Không có, nhưng mà có, mới ngoan”.                                                          
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm