Bồ tát gia bị khai mở trí tuệ cho tôi
“Trong tâm tôi khấn thầm đức Quán Thế Âm Bồ Tát gia bị khai mở trí tuệ cho tôi để có thể ứng phó theo ý muốn, đối đáp trôi chảy, nếu không thì hôm nay bị xui xẻo rồi!”
>>Những câu chuyện Phật giáo hay nên đọc
Giảng ở Tân Cảng ba ngày xong, một đoàn năm người lại đi đến Quan San giảng ba ngày. Cuối cùng lại đi chùa Hoa Sơn ở Ngọc Lý, chùa này là một chùa Tịnh độ tông vào thời Nhật chiếm cứ, dưới sự sắp đặt của vị Đại hộ pháp và chấp sự chùa này, mỗi tối khai giảng ở miếu Đế Quân, nơi trung tâm của phố xá rất là náo nhiệt, thính chúng rất dễ tụ tập. Giảng đến ngày thứ hai, Phật, Bồ Tát lại hiển kỳ tích. Trưa hôm đó bỗng nhiên có một vị cư sĩ nam ở tỉnh khác đợi tôi ở phòng khách, nói là muốn đàm luận Phật pháp, trao đổi ý kiến. Vị cư sĩ đó trước tự giới thiệu tên họ và nói là quy y với một vị đại pháp sư nào đó ở Đài Bắc, hiện nay thì chỉ chuyên nghiên cứu Thiền tông. Nghe ông ta nói như nước chảy suốt hai mươi phút, thì đã biết ý định đến đây của ông ta, không phải đơn giản có thể đối phó được!
Lúc đó trong tâm tôi khấn thầm đức Quán Thế Âm Bồ Tát gia bị khai mở trí tuệ cho tôi để có thể ứng phó theo ý muốn, đối đáp trôi chảy, nếu không thì hôm nay bị xui xẻo rồi! Vị đại đức đó thấy tôi dùng tiếng quốc ngữ lựng khựng, hỏi đâu đáp đó, gương mặt của ông ta hơi khẩn trương hỏi một câu: “Tối qua nghe bà giảng Tịnh độ tông, sau khi chết thần thức vãng sanh về Tây phương. Thần thức nó ra làm sao, lấy ra đây cho tôi xem!”. Tôi liền trả lời ông ta: “Câu ông vừa mới nói, nó ra làm sao, lấy ra đây cho tôi xem coi!”. Lúc đó trong nhà khách một bầu không khí yên tĩnh, bốn mắt nhìn nhau lặng yên không nói, tôi lại trả lời ông ta một câu: “Nói cho rõ một chút, ông ban đêm nằm mộng cái đó là thần thức”. Ông ta khựng lại một chút, rồi quay đầu mà đi. Tôi sợ ông ta xấu hổ thành giận, lại tìm đến quấy rầy, bèn nói với vị trụ trì rằng: “Vị đại đức kia nếu lại đến tìm tôi thì sư nói “bây giờ đang chuẩn bị giảng, xin lỗi!”, là được rồi”. Vị sư trụ trì nói với tôi rằng: “Cái người đó rất là quái gở, có vị đại đức hay cư sĩ nào đến giảng Phật pháp, hoặc giảng những sách thiện, ông ta đều đến vấn nạn mấy câu, khiến người ta không thoát ra được, có người không cách gì ứng phó liền bỏ đi”.
Thật là ngoài dự liệu, ngày hôm sau, ông ta đã cùng mười mấy người bạn nam ngồi hàng phía trước nghe giảng một cách rất thành tâm thành ý. Sáng ngày hôm sau còn đến nói: “Thỉnh cư sĩ giảng thêm vài ngày nữa, ngày hôm kia tôi rất là bội phục trí huệ của bà, cho nên đi tuyên truyền, khuyên được mười mấy người bạn đến nghe giảng, tối nay sẽ càng tăng thêm số thính chúng”. Đến nay nhớ lại tình hình lúc đó vẫn còn run, nếu không phải Phật, Bồ Tát thầm gia bị cho, thì một Pháp Viên ngu ngốc từ nào, làm sao có được tài năng đối đáp cùng vị đại đức tông môn đó?
(Trích cuốn sách "Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe" - Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Khán Trị - Việt dịch: Thích Hoằng Chí).
> Từ A tới Z về NIỆM PHẬT
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm