Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/07/2019, 15:17 PM

Bố thí mà để kẻ nhận tủi buồn là một hành động độc ác

Chỉ còn tâm nguyện lớn là mong hết thảy chúng sanh thân tâm đều an lạc, không còn ai chịu quả báo đói rét đau thương. Đó mới là chân bố thí, hợp với hoài bão ba đời mười phương chư Phật.

Bố thí mà để kẻ nhận tủi buồn là một hành động độc ác.

Bố thí để mọi người biết ta nhân từ là một hành động đạo đức giả.

Bố thí mà để kẻ khác mang ơn là có ý mưu đồ.

Bố thí cho người hoan hỷ, còn ta thì mãn nguyện sung sướng, là tâm còn cầu hưởng quả Nhân Thiên phúc báo, chưa đúng thánh ý của Phật.

Chỉ còn tâm nguyện lớn là mong hết thảy chúng sanh thân tâm đều an lạc, không còn ai chịu quả báo đói rét đau thương. Đó mới là chân bố thí, hợp với hoài bão ba đời mười phương chư Phật.

Chỉ còn tâm nguyện lớn là mong hết thảy chúng sanh thân tâm đều an lạc, không còn ai chịu quả báo đói rét đau thương. Đó mới là chân bố thí, hợp với hoài bão ba đời mười phương chư Phật.

Bài liên quan

Cách đây hơn 15 năm, tôi có đọc cuốn Class de Francaise của thầy Phạm Tất Đắc có câu chuyện:

Có một người bộ hành gặp một lão ăn xin trên đường phố, quần áo bẩn thỉu, tay chống gậy, thân hình chỉ còn da bọc xương. Lão đứng không vững, mắt lão trắng dã và giật. Lão chìa đôi tay run bần bật cầu xin người bộ hành bố thí.

Người bộ hành lật đật móc túi, nhưng tiền không có, đồng hồ cũng không, một chiếc mùi xoa cũng không nốt, mồ hôi anh ta vã ra. Lão ăn mày vẫn đứng đó, anh ôm chầm cả hai tay lão mà rằng: “Người đồng bào ơi! Tôi chẳng có một thứ gì cả người đồng bào ạ”.

Mắt lão già ăn xin sáng lên và dịu lại, chan chứa một niềm hân hoan. Lão siết tay người bộ hành và nói: “Đừng buồn, tôi rất sung sướng, vì đó cũng là một cách bố thí người đồng bào ạ”.

Đến đây lòng ta cảm thấy bàng hoàng một niềm xúc cảm sung sướng. Ta không còn phân biệt nổi ai là kẻ bố thí, ai là người nhận bố thí!?

Bấy giờ chỉ còn tâm nguyện lớn là mong hết thảy chúng sanh thân tâm đều an lạc, không còn ai chịu quả báo đói rét đau thương. Đó mới là chân bố thí, hợp với hoài bão ba đời mười phương chư Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Xem thêm