Thứ bảy, 29/06/2024, 15:13 PM

Bốn sự thật hay Tứ diệu đế là hoàn toàn bình đẳng

Trong thực tánh chân đế, Bốn sự thật hay Tứ diệu đế đều hoàn toàn bình đẳng. Chính vì vậy mà Tập Đế & Khổ Đế cũng đều đi kèm chữ "đế", không phải chỉ có Diệt Đế & Đạo Đế mới là "đế".

Thấy ra sự thật tức thấy ra toàn bộ cả bốn Đế, thấy ra toàn bộ bốn sự thật nên mới không chấp trước, không lựa chọn hay thiên về bất cứ phía nào. 

Ngược lại muốn nhanh chóng thay thế Tập Đế & Khổ Đế bằng Diệt Đế & Đạo Đế chỉ là ảo tưởng của "cái Ta". Trên thực tế chưa thấy ra được Tập Đế & Khổ Đế thì cũng chưa thể thấy Diệt Đế & Đạo Đế.

Mức độ "buông xả" tùy thuộc vào khả năng "thấy biết". Thấy tức là buông. Thấy ra được đến đâu liền buông được đến đó. Nếu chưa thấy hết hoàn toàn tánh-tướng-thể-dụng, thấy ra hết được vị ngọt & sự nguy hại của một pháp thì chưa thể hoàn toàn xả ly pháp ấy, mà sẽ dính mắc trở lại thôi.

Bốn sự thật hay Tứ diệu đế là hoàn toàn bình đẳng 1

Ảnh minh hoạ.

Vì vậy những trải nghiệm khổ đau & luân hồi sinh tử là rất cần thiết để giác ngộ sự thật. Vội vàng chủ động chấm dứt khổ đau bằng bất kỳ phương pháp hay hình thức nào đều là hành động tạo tác "thọc gậy bánh xe pháp" của cái Ta mà cản trở sự giác ngộ nơi mỗi người.

Đối với Thầy, buông chính là "cứ khóc đi con", "cứ khổ đi con". Chữ "buông" ở đây không phải là buông bỏ sự khổ, mà buông xả thái độ nội tâm nặng mùi bản ngã đang không hài lòng nên cưỡng lại, chống đối lại sự khổ đang diễn ra. 

"Tu không để hết khổ

Hết khổ lấy gì tu

Thấy khổ tâm không động

Mới chính là công phu"

Vì chỉ trải qua khổ đau mới có thể thấy ra hoàn toàn sự thật về chính mình và cuộc đời. Và khi thấy rõ mọi nỗ lực cầu toàn của bản ngã chỉ dẫn đến bất lực & bất toàn, lúc ấy sẽ "chán" sự tạo tác, "chán" tiến trình luân hồi sinh tử để có thể hoàn toàn buông ra một cách không chọn lựa & vô điều kiện. 

Khi chưa thấy ra hoàn toàn sự thật thì dù có nỗ lực buông xuống được cũng chỉ là tạm thời, rồi sẽ dính mắc trở lại mà thôi...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Xem thêm