Bữa cơm giữa sân trường của người mẹ nghèo và cô sinh viên năm nhất
Người mẹ gắp thức ăn bỏ vào bát con và nói "ăn no nghen con". Bữa cơm chỉ có vài món kho và canh, tất cả mọi thứ đều bỏ trên nền gạch nhưng ấm áp lắm.
“Hôm đấy là ngày đầu tiên tân sinh viên làm thủ tục nhập trường. Lúc ra cổng để hỗ trợ các bạn, tôi thấy hai mẹ con trải cà-mên ra bên hông toà nhà ăn cơm. Bữa cơm có vài món kho, canh nhưng hai mẹ con ngồi ăn rất ngon.Tới gần, tôi thấy người mẹ gắp thức ăn bỏ vào bát con rồi nói "ăn no nghe con". Cả người mẹ và em sinh viên có lẽ sau một đêm đi xe đường dài mệt nhọc và đói bụng nên ăn ngon lành. Ngày đầu lên thành phố, lạ nước lạ cái nên gia đình dậy đi sớm, nấu cơm mang theo. Cũng có thể ở quê họ không kịp ăn uống, lên tới trường mới ăn. Vì ngại tôi không nỡ hỏi hai mẹ con, cũng không muốn làm phiền bữa cơm ấm áp, bình dị của họ".
Đó là chia sẻ của Lê Tiên, hiện công tác tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, người ghi lại khoảnh khắc bữa cơm bình dị của người mẹ và nữ sinh ngày đầu nhập học.
Sau khi ghi lại khoảnh khắc này, Tiên đăng tải lên mạng xã hội. Việc chia sẻ đúng dịp hàng nghìn sinh viên nhập trường nhận được sự đồng cảm của nhiều người, đặc biệt là các tân sinh viên lần đầu xa gia đình.
Thương con, không quản ngại đường xa, người mẹ đã bỏ công việc ở quê, cùng con ngày đầu lên thành phố. Còn cô gái, từ nay sẽ là sinh viên xa nhà, nên hiếm hoi có những bữa cơm cùng gia đình.
"13 năm trước mình cũng lên thành phố học đại học. Sợ con gái bỡ ngỡ, cha mình bỏ công việc ở quê đi cùng. Đêm trước, mẹ thức cả đêm đồ xôi cho hai cha con mang theo. Tới bến xe rồi bắt xe ôm vào trường lúc 5h sáng. Sợ con đói, cha mang xôi ra ép mình ăn. Sau đó, hai cha con di chuyển vào ký túc xá và được ở tạm mấy ngày trước khi làm thủ tục nhập học. Ngày cha về nhà mình đã khóc như mua. 4 năm trôi qua đi học rồi đi làm những bữa cơm gia đình đang thưa dần đi với mình. Bây giờ vì công việc, mỗi năm mình có 3-4 ngày nghỉ về nhà. Những lúc đó mới biết bữa cơm gia đình có giá trị như thế nào" - chị Nga, một người dùng mạng cho hay.
"Em gái ơi, hãy nhớ từ nay em là sinh viên sống xa nhà rồi. Sau này em sẽ hiếm những bữa cơm như thế này nữa, hãy trân quý em nhé".
"Bữa cơm giản dị nhưng ngon lành vì chất chứa tình mẹ" - nhiều lời nhắn nhủ tới sinh viên.
Bữa cơm của người mẹ và cô con gái ngày đầu tiên nhập trường trong hình, nhắc nhở mỗi người con dù sau này, trưởng thành và đi đâu thì bữa cơm gia đình là những điều vô giá.
Nguồn: Vietnamnet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm