Câu chuyện về người cha nghèo đưa con đi nhập học
Bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc khi đỗ Đại học chính là nỗi lo cơm, áo, gạo tiền của những bậc phụ huynh. Con đỗ Đại học đồng nghĩa với gánh nặng trên đôi vai bố mẹ trĩu dần, trách nhiệm ngày một lớn hơn.
Người hi sinh, lo lắng cho con cái bao giờ cũng là cha mẹ. Đã có nhiều ca từ, thơ văn ca ngợi tình cảm cha mẹ dành cho con cái. Trong khoảng thời gian khi các sĩ tử đang chuẩn bị hành trang nhập học, chúng ta lại được biết đến một câu chuyện xúc động của một người cha nghèo dành từng đồng tiền cho con trai nhập học.

Con đỗ Đại học đồng nghĩa với gánh nặng trên đôi vai bố mẹ trĩu dần, trách nhiệm ngày một lớn hơn. Nguồn ảnh: Diễn đàn UTE TV
Ngay sau khi kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được công bố, cũng là lúc những tân sinh viên bắt đầu loay hoay với hồ sơ, sổ sách để chuẩn bị thật tốt cho ngày nhập học. Bên cạnh sự háo hức, vui mừng của những tân sinh viên chắc hẳn là nỗi lo thường trực của những người làm cha, làm mẹ, đặc biệt là đối với các gia đình không có điều kiện về mặt kinh tế.
Dõi theo bước chân của con cái, bao giờ cũng luôn có hình ảnh của cha mẹ trong những ngày đầu lên thành phố nhập học. Và trong những ngày nhập học vừa qua là câu chuyện xúc động của một người cha đưa con đi nhập học.

Người cha với đôi dép tổ ong vàng đậm có phần cũ kỹ đang cẩn thận đếm lại từng đồng tiền để đưa cho con trai. Nguồn ảnh: Diễn đàn UTE TV
Đăng tải trên diễn đàn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, bức ảnh có tên “Ráng học nghe con, ở nhà bố mẹ lo được” ghi lại khoảnh khắc hai cha con trong những ngày tân sinh viên nhập trường. Người cha với đôi dép tổ ong vàng đậm có phần cũ kỹ đang cẩn thận đếm lại từng đồng tiền để đưa cho con trai. Có lẽ mọi thủ tục nhập học đã xong và đây là khoảng thời gian người cha dặn dò, đếm lại số tiền để đưa cho con chi tiêu tại thành phố và chào con để chuẩn bị về quê.
Với nhiều gia đình ở tỉnh, khi nghe tin con đỗ đại học cũng là lúc gánh nặng trên vai họ nặng thêm. Để chu cấp cho con đầy đủ được ăn học đầy đủ chắc hẳn là một điều rất vất vả. Và để có số tiền đó những người làm cha mẹ phải gom góp, chắt chiu từng đồng.
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện này đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Phần lớn là những cảm xúc xúc động, rưng rưng và nhiều người cũng chia sẻ lại câu chuyện của bản thân khi được cha mẹ đưa đi nhập học. Hi vọng rằng các tân sinh viên sẽ hoàn thành tốt việc học tập của mình và biết yêu thương cha mẹ hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn


Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước
Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước
Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước
Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm