Buồn ơi, chào nhé!
Khi đang buồn, không nên có thái độ trốn tránh, cũng không nên xen cái Ta vào phán xét hay giải quyết gì cả. Cứ trọn vẹn với nỗi buồn như nó đang là thì nỗi buồn sẽ nhanh chóng qua đi mà không để lại một dấu vết nào. Cũng không có hạt giống bất thiện nào bị gieo vào vô thức cả.
Lý do ở đây rất đơn giản và khoa học. Tâm rơi vào trạng thái được gọi là "buồn" do kết quả của một loạt những ảo tưởng xảy ra trước đó. Vào thời điểm này tự nhiên tâm phải rơi vào trạng thái "buồn", điều này nằm trong qui luật tự điều chỉnh của tâm.
Sau những vọng động tâm đã trải qua, nó cần phải rơi vào trạng thái "buồn" như vậy để tự điều chỉnh lại. Tiến trình này là đương nhiên, giống như mây mù giăng dày đặc thì chắc chắn sẽ phải mưa xuống thôi.
Trạng thái buồn đang diễn ra là cần thiết và tốt cho tâm chứ không xấu như chúng ta tưởng. Vì vậy khi để yên cho tâm tự hoàn thành tiến trình tự điều chỉnh, tức là để yên cho nỗi buồn như nó đang là mà chỉ thấy thôi, thì nó sẽ qua đi một cách tự nhiên. Tâm đã tự điều chỉnh lại và trở về bình thường, không còn "dấu vết" nào được lưu lại.
Nếu cưỡng lại tiến trình tự nhiên này, tức là muốn ép trạng thái buồn phải dừng lại, hoặc thay thế nó bằng trạng thái vui tươi, dễ chịu hơn thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Vì khi ấy tâm không hoàn thành được tiến trình tự điều chỉnh nên sẽ để lại "hạt giống" trong vô thức có hại về sau. Những dấu vết này chính là nghiệp mà mỗi người sẽ phải gánh chịu.
Ví như chiếc máy tính đang chạy bình thường, bỗng dưng bị ngắt điện cái "rụp". Chỉ cần chục lần cắt ngang như vậy thì phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống từ đầu.
Còn trường hợp mất tỉnh táo để mình bị chìm đắm trong nỗi buồn thì thật tai hại. Thay vì trọn vẹn với trạng thái buồn như nó đang là, chúng ta lại đắm chìm trong chính các ảo tưởng "Ta cho là" & "Ta phải là" khiến cho trạng thái buồn càng gia tăng. Càng chìm đắm trong những ảo tưởng này thì càng làm cho nỗi buồn mạnh lên, khiến tâm càng bị tổn hại.
Trong tình huống ấy, phản ứng tự nhiên của tâm là càng chìm sâu hơn vào nỗi "buồn" để tự điều chỉnh lại. Nếu tổn hại lên quá cao, người ta có thể ngất đi. Đó là tâm tạm thời tự động thoát khỏi sự bức bách để điều chỉnh và bảo vệ mình. Hiểu được nguyên lý trên giúp chúng ta có niềm tin vào sự vận hành vốn tự nhiên của pháp.
Niềm tin này giúp việc thực hành được dễ dàng hơn...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cây cối cũng có thần thức dạng bản năng
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:03 09/11/2024Kính thưa Thầy! Cây cối có thần thức không Thầy?
Hành động không thuận pháp mới là tạo tác
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:38 08/11/2024Con thưa Thầy, Thầy vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của Thầy giúp con là: Tất cả các hành là khổ.
Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Xem thêm