Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/09/2019, 10:17 AM

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Cuộc sống mỗi con người chỉ tồn tại như trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”? Khi ta biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để tìm thấy niềm vui xung quanh ta.

 >>Lời Phật dạy

Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người. Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới.

Theo vòng quay thời gian khiến cho nhịp sống càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn. Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.

Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”?

Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”?

Bài liên quan

Trong cuộc sống, khi cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng thì có rất nhiều người tìm tới nguồn cội tâm linh như đi chùa lễ Phật để cầu may, cầu an hoặc đọc những cuốn sách Phật Pháp với mong muốn tìm về sự bình an và giải tỏa những bế tắc.

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo” (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”?

Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.

Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp.

Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp.

Bài liên quan

Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.

Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.

Nhưng hãy hiểu rằng buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả để chỉ lo cho bản thân mình. Không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm trong cuộc sống.

Là người con Phật, chúng ta buông xả nhưng phải luôn giữ trọn vẹn trách nhiệm của một con người. Để bồ đề tâm thêm vững chắc, để trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, để vẫn chu toàn mọi việc, mọi bổn phận.

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.

Bài liên quan

Tất cả được làm với tấm lòng bao dung mở rộng như một vị Bồ tát, xử xự theo tinh thần “Từ – Bi – Hỷ – Xả”. Còn đích đến nào tuyệt vời hơn khi biết tìm lại và trở về với chính cuộc sống nội tâm của chúng ta, để trở về với sự thanh thản trong tâm hồn.

Bởi khi tâm hồn trong sáng, vui vẻ, là chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu, thành công của cuộc sống mà chúng ta mong đợi. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống đam mê hơn, nhân hậu, tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều….

Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương châm tu học của người con Phật là "duy tuệ thị nghiệp”

Lời Phật dạy 09:30 05/04/2024

Theo Thế Tôn, trong các pháp thuộc phần giác ngộ ấy, tuệ căn là tối thượng. Cũng như trong Bát Thánh đạo, chánh kiến dẫn đầu.

Con đường thích đáng của người gia chủ

Lời Phật dạy 16:45 01/04/2024

Theo tuệ giác của Thế Tôn, hộ trì chư Tăng với bốn vật dụng sẽ được phước báo sanh về cõi Trời. Sanh lên Thiên giới cũng là một trong những kết quả tu tập của hàng Phật tử vì cõi trời vốn đầy đủ phước báo.

Hòa hợp mang lại hạnh phúc

Lời Phật dạy 12:10 01/04/2024

Tăng già là đoàn thể xuất gia từ bốn người trở lên, sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Đồng thời, chính sự thanh tịnh và hòa hợp đã tác thành bản thể của Tăng già. Do đó, nếu đánh mất sự hòa hợp và thanh tịnh thì đoàn thể tu hành ấy không được gọi là Tăng.

Phật dạy: Hội chúng Tỷ kheo thuần tịnh cường mạnh mới đem lại lợi lạc cho số đông

Lời Phật dạy 15:00 31/03/2024

Sứ mạng của chư Tăng nói chung là tự hoàn thiện mình đồng thời góp phần mang đến an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại.

Xem thêm