Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/05/2020, 08:38 AM

Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm là một đoạn chia sẻ ngắn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về một triết lý đơn giản để được đời sống hạnh phúc. Tuy không phải là một bài thuyết giảng dài nhưng chỉ với vài phút thôi thì những bài học mà bài chia sẻ sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi người. 

Biết buông bỏ chính là biết sống thật sự

Nghệ thuật buông bỏ

Buông bỏ được ví như một nghệ thuật và là việc làm cần thiết để mỗi người có thể bỏ lại những gánh nặng trong thâm tâm, giúp ta có được sự tự do đúng nghĩa

Buông bỏ được ví như một nghệ thuật và là việc làm cần thiết để mỗi người có thể bỏ lại những gánh nặng trong thâm tâm, giúp ta có được sự tự do đúng nghĩa

Buông bỏ được ví như một nghệ thuật và là việc làm cần thiết để mỗi người có thể bỏ lại những gánh nặng trong thâm tâm, giúp ta có được sự tự do đúng nghĩa. Đầu tiên mỗi người hãy dành một khoảng lặng nhìn nhận lại những thứ mà ta cho đó là điều kiện để tạo ra hạnh phúc, hãy suy xét xem liệu chúng có thực đem sự bình an và hạnh phúc đích thực hay không? Hay những thứ ấy chỉ đang dần làm hao mòn tâm trí, tạo ra ràng buộc để kìm hãm tâm trí ta trong địa ngục của những nỗi lo sợ, bất an? Chỉ khi nhận ra được bản chất thực sự của sự trói buộc này ta làm thế nào để buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm .

Học cách buông bỏ từ những điều nhỏ nhặt nhất

Con người ta thường không coi trọng những điều nhỏ nhặt như một câu nói đùa với ai đó, một ánh nhìn vô ý trong lúc tức giận, hoặc những sai lầm nhỏ của người thân. Tuy chúng không có gì to tát và cũng không có ý nhắm vào ta nhưng ta lại coi chúng như cái gì đó nghiêm trọng và in sâu nó vào tâm trí. Và rồi theo năm tháng những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy sẽ lớn dần và trở thành gánh nặng khó buông bỏ. Vậy đừng chờ đến lúc chúng chất thành hận thù mà hãy học cách giải quyết khi vấn đề chưa trở nên nghiêm trọng. Nếu như cảm thấy khó chịu hay không hài lòng về điều gì thì hãy nói ra và giải nó tận gốc. Đừng cố kìm nén để rồi tự biến mình thành nạn nhân của chính mình. Tâm hồn và thể xác ngày một hao mòn cũng từ đó mà ra. Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm là khi ta biết làm cách nào để nhổ đi cái gai của sự ưu phiền là những sai lầm nho nhỏ của người khác và của bản thân.

Nếu đang gặp khó khăn, bế tắc mà chưa phải giải ra sao thì chúng ta nên dành chút thời gian để lắng nghe bài chia sẻ buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Nếu đang gặp khó khăn, bế tắc mà chưa phải giải ra sao thì chúng ta nên dành chút thời gian để lắng nghe bài chia sẻ buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Giữa đời sống hiện đại ngày nay, nhiều khi chúng ta thường chỉ biết công việc thứ gánh nặng mà ai cũng nhận thấy nhưng lại khó buông bỏ được. Công việc rất quan trọng nhưng nó không phải là tất cả còn rất nhiều thứ cuộc sống đang chờ đợi ta phía trước. Mà chỉ khi từ bỏ đi một số thứ thì những điều tốt đẹp ấy mới đến với ta được. Giữa bộn bề của công việc hay biết dành chút thời gian để học cách bình tâm lại, tận những điều giản dị nhưng quý giá mà không phải lúc nào ta cũng được. Đó mới là sự buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm mà mỗi người cần đạt tới.

Nếu đang gặp khó khăn, bế tắc mà chưa phải giải ra sao thì chúng ta nên dành chút thời gian để lắng nghe bài chia sẻ buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Dù nó giải được những vấn đề chúng đang gặp phải nhưng sẽ phần nào giúp tâm hồn mỗi người thêm thanh thản, bình yên.

Học buông bỏ và thong dong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bước đầu học Phật: Làm sao tu theo Phật?

Kiến thức 19:00 16/03/2024

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Kiến thức 16:17 16/03/2024

Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương.

Cảnh giới A Di Đà là chân hay vọng?

Kiến thức 15:28 16/03/2024

Bát-nhã tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không mắt, tai, mũi…”. Thứ gì là chân thì không tướng, cũng không có chỗ nơi. Nếu có tướng thì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Xem thêm