Buông vọng tưởng thì ý chí tu hành mới phát huy
Nhiều vị tu một thời gian thấy sao buồn quá, cực quá, đáng lẽ ở ngoài tiếp tục học hành, sau này làm ông này, ông nọ không chừng hay hơn…Cứ hồi tưởng và ngỡ rằng những tư tưởng đó là đẹp, nhưng thực sự nó là manh mối dẫn ta đi vào ngõ bế tắc. Bây giờ bất lực chúng ta làm gì?
Nhiều vị tu một thời gian thấy sao buồn quá, cực quá, đáng lẽ ở ngoài tiếp tục học hành, sau này mình làm ông này, ông nọ gì đó không chừng hay hơn…
Cứ hồi tưởng và ngỡ rằng những tư tưởng đó là đẹp, nhưng thực sự nó là manh mối dẫn ta đi vào ngõ bế tắc. Bây giờ bất lực chúng ta làm gì?
Nếu chưa phát tâm Bồ-đề được thì sự bất lực này sẽ đẩy chúng ta vào thế ngồi ì tại chỗ, kế đến là bệnh tật, ương yếu trong lòng dâng tràn và cuối cùng là khổ đau. Trong lòng ngổn ngang tăm tối, những điều bất trắc không như ý cứ quấn quýt chung quanh, không thể đẩy nó đi đâu được hết.
Những trường hợp này phải làm sao? Phải thương mình mà cương quyết bỏ đi, ném hết nó đi. Nếu chúng ta chưa thực sự vì thương mình mà cương quyết tu hành thì khó vượt qua những khó khăn chung quanh.
Người biết tu phải thắng vọng tưởng
Có những vị phát tâm tu hành, xuất gia nhập chúng được 5 năm, 7 năm cứ ngỡ như thế là đã nắm nền tảng tu hành, không bị lay chuyển bởi bất cứ thứ gì. Nhưng thưa không, sau năm bảy năm đó có những đợt sóng, những tăm tối, những hiện tượng quái lạ đến quấy nhiễu, không khéo chúng phá hoại hết công phu của chúng ta.
Những tháng năm ở chùa núi, chúng tôi được sự chỉ giáo của Hòa thượng là phải cương quyết tu hành, dứt khoát tu tiến. Chú nào lọt vào cái thế cứ nuôi những mộng tưởng thì trước sau gì cũng té. Lúc đó, Thầy không nói mấy chú sẽ xuống núi, vì xuống núi có hai trường hợp: Một là xuống núi để làm Phật sự. Hai là, bị rớt xuống núi. Trong trường hợp này là bị rớt xuống núi. Xấu hổ lắm.
Giai đoạn đầu mới vào thiền viện, Hòa thượng thường nhắc: Tôi biết có những điều mấy chú đã thuộc, có những điều hôm nay mấy chú mới nghe nên chưa thuộc, chưa nhớ.
Vì vậy, bắt đầu bước vào công phu mấy chú chỉ làm theo những gì đã thuộc đã nhớ, mà làm theo những cái đó, tức là làm theo vọng tưởng. Mấy chú phải không nhớ vọng tưởng, không thương vọng tưởng mới buông được nó.
Có buông vọng tưởng thì ý chí tu hành mới phát huy.
Ở đây cần phát chí dũng mãnh và nhất định phải tu, không đợi tới phủi tóc, mặc áo nhuộm, thọ giới cao quý của Phật rồi mới phát huy tinh thần đó. Một khi chúng ta đã có duyên gắn bó với Tam bảo, có chủng tử giác ngộ giải thoát thì mau mau phát huy, làm cho nó phát triển vững mạnh.
Thầy chỉ đem những kinh nghiệm của người xưa hoặc chính bản thân Thầy chỉ cho mấy chú, tự nơi mỗi người phải đứng lên, tìm cách giải quyết cho mình.
Nhiều vị viện lý do bệnh tật muốn xuống núi. Thầy bảo ở trong đạo có một cái hay lắm, nên Thầy mới đưa vào trong đời sống sinh hoạt của các thiền tăng, đó là lao động. Ánh sáng mặt trời xuyên qua thân thể của chúng ta, nó xua đi tất cả những con sâu bọ, những con khuẩn độc trong thân mình.
Nếu ngày hôm qua quét sân đau lưng thì bữa nay đi cuốc đất. Những lời dạy trực chỉ có sức sống như vậy, nhưng không phải ai cũng có thể nghe được và làm được. Cố gắng lắm chứ không phải dễ dàng đâu!
Cố gắng thêm nữa thì mới có thể phát tâm Bồ-đề, thương mình mà phát huy được ý chí kiên quyết để tu hành. Chúng ta không để bị rơi trong bất cứ một quãng nào, tình huống nào, lúc nào cũng vững vàng bước lên.
Bậc cấp lên Pháp đường của chúng ta bên này năm cấp, bên kia cũng vậy. Người mạnh bước lên nhanh chóng, dễ dàng. Người yếu bước lên một cấp lấy tay chống gối một chút, tuy chậm nhưng cũng lên.
Người chống gậy bước lộc cộc, dựa bên đây bước một bước, dựa bên kia bước một bước, rồi cũng lên được. Cuối cùng người không thể dở chân lên nổi, ngồi ịch ra đó nhưng huynh đệ tới nâng đỡ họ cũng lên tới nơi.
Chỉ có người không chịu lên là ở dưới thôi. Đối với việc tu cũng vậy, giai đoạn đầu cực khổ, khó khăn nhưng nếu chúng ta chịu tu thì tâm Bồ-đề vẫn phát, chỉ người không muốn tu mới không phát được thôi.
Trích trong : Chân Không Và Tôi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm