Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/03/2020, 18:02 PM

Cách để có được sự bình an mỗi ngày

Cuộc sống muôn màu, mỗi người đều sẽ có những lựa chọn, quan niệm, định nghĩa khác nhau về hạnh phúc và bình an. Nhưng qua những trải nghiệm, kiếm tìm, một lúc nào đó chúng ta sẽ nhận ra: Bình yên ở thật gần, và luôn hiện hữu xung quanh chúng ta.

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Sau khi tham dự khóa tu đầu năm 2008 tại Làng Mai Thái Lan trở về, tôi có viết một bài thơ mang tên “Đi cùng Thầy”, và được chia sẻ trên fanpage của nhóm yêu quý Thiền sư Thích Nhất Hạnh với tên gọi “Sư Ông Làng Mai và những lời dạy”. Một thời gian sau, quý thầy là admin của trang tin tưởng và mời tôi làm biên tập viên, cùng chia sẻ những câu nói, bài giảng ý nghĩa từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến với cộng đồng qua fanpage.

Sáng nay, tôi có đăng tải một bức ảnh kèm câu hỏi mang tính gợi mở để đại chúng cùng chia sẻ: “Hôm nay, bạn có điều gì muốn nói cùng Sư Ông Làng Mai không?”.

Câu hỏi ngắn khơi mở cho Phật tử chia sẻ.

Câu hỏi ngắn khơi mở cho Phật tử chia sẻ.

Sau 2 giờ đồng hồ, đã có gần 100 bình luận. Ngoài những nguyện cầu dịch bệnh sớm đi qua để cuộc sống trở lại bình thường, thì có rất nhiều Phật tử chia sẻ vẫn tìm thấy sự bình an giữa dịch bệnh từ việc tập trung chăm sóc bản thân, giữ tâm an lạc và hòa nhịp cùng thiên nhiên.  

Phật tử Võ Chiêu Thư chia sẻ: “Hôm nay mọi sự an yên đến lạ. Chúng ta đang được tĩnh lặng và sống chậm đến 7 ngày. Biết ơn cái nắng ấm áp và sự sống ngày hôm nay. Cám ơn Bụt!”

Phật tử Diệu An để lại bình luận: “Sáng nay con có chút thời gian ngồi yên tĩnh giữa thiên nhiên, có nắng vàng và gió mát. Trong cơn gió ấy con cảm nhận trọn vẹn hương lúa thơm từ một nơi rất xa. Con kính tri ân Sư Ông đã dạy pháp màu nhiệm - pháp “Hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây”, pháp hoà hợp với thiên nhiên, Đất Mẹ”.

Với phật tử Hoàng Hằng, cảm giác bình an đến từ buổi sáng lên chùa làm công quả, vừa quét dọn lau chùi nơi trai đường, vừa hát Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm. “Con vừa làm vừa hát , và tự nhủ mình còn hát được là hạnh phúc lắm rồi” – vị Phật tử này bày tỏ.

Với Phật tử Võ Ngân, việc ngồi thật yên, nhắm mắt và nghe hơi thở trong buổi sáng giúp như đang ở giữa một thiền đường với các bạn đồng tu. Và điều đó khiến bạn thấy tâm nhẹ nhàng, bình yên.

Buông xả phiền não theo lời Phật dạy

Một số bình luận của Phật tử thể hiện sự bình an khởi phát từ trong nội tại và tận hưởng hiện tại tuyệt vời từng phút giây.

Một số bình luận của Phật tử thể hiện sự bình an khởi phát từ trong nội tại và tận hưởng hiện tại tuyệt vời từng phút giây.

Còn với bạn trẻ Thanh Hiếu thì “sáng nay con thấy gì cũng đẹp. Ánh nắng sớm mai ẩn đi để cho thời tiết trầm xuống một chút. Mỗi ngày đi làm, con đều đi qua một cái hồ nhỏ nằm bên cạnh ngọn đồi, và tâm trí con thường hiện câu: “Thở vào, tĩnh lặng như nước. Thở ra, vững chãi như núi. Thảnh thơi, mỉm cười”.

Hoan hỷ chia sẻ khá dài, là những dòng tâm sự của Phật tử Chúc Hạnh ở TP.HCM. Chị viết: “Sáng nay khi ngồi ăn sáng hiên nhà, con nhìn thấy trời xanh rất trong. Trước mặt con là cây khế ngọt và cây mận, có vài chú chim sẻ mỗi sáng tụ lại nói ríu rít. Có một con sà xuống sân mổ tìm thức ăn. Chim không sợ người, nhảy từ từ tìm thức ăn, rồi lại bay lên cây mận.

Rồi tai con lại nghe tiếng gà gáy bên hông nhà. Vừa lúc đó cháu gái 5 tuổi ngủ dậy phòng bên. Bé bước ra, vừa cất tiếng hát vừa đưa tay diễn tả: “Mình là cụm mây bay, giữa khung trời xanh trong/ Là cánh chim ngàn,  tung cánh bay thật cao/ Mình là một bông hoa, nở trong lòng nắng ấm/ Là đất mẹ hiền ôm ấp bao mầm xanh. Và mình tự do khi trái tim đã mở ra/ Luôn có thảnh thơi vì nguồn tâm trong sáng/ Này anh chị em ơi, cùng các bạn thân yêu/ Hãy bước chung con đường Hiểu và Thương”.

Nghe bé thương hát, tiếng trong trẻo, mặt thơ ngây cùng những động tác đáng yêu, con thấy thật hạnh phúc Sư Ông ạ! Một ngày mới thật vui và hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Mặc dù ngoài kia người người đang lo lắng sợ hãi, bất an vì virus Corona, nhưng ngay giây phút này trong tâm con cũng rất an vui hạnh phúc!”.

Phật tử Lương Đình Khoa (bên phải, quàng khăn) tham gia thiền hành cùng Sư ông Làng Mai và đại chúng tại Thái Lan.

Phật tử Lương Đình Khoa (bên phải, quàng khăn) tham gia thiền hành cùng Sư ông Làng Mai và đại chúng tại Thái Lan.

Khổ vui qua mắt kẻ mê người tỉnh

Khoảnh khắc đi bộ đến chỗ giữ xe ở góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Du có một cây Điệp vàng, gió thổi làm cho những chiếc lá và những cánh hoa rơi xuống lại mang đến cho Phật tử Nguyễn Bảo Ân những cảm nhận thú vị. Anh bày tỏ: “Một cảnh tượng hết sức bình thường nhưng hôm ấy đối với con lại là một cảnh tượng rất hùng vĩ. Giờ phút ấy, con thấy rằng con cũng chính là những chiếc lá và những cánh hoa kia, đều là con của Đất mẹ. Chúng con là một, có khác chăng là con biểu hiện như một con người còn chiếc lá ánh hoa biểu hiện với hình hài riêng của mình. Khi thấy được như vậy con rất hạnh phúc và tự do”

Những chia sẻ mộc mạc, giản dị đến từ các Phật tử này giúp tôi nhận ra một điều:  Bình an đến từ ngoại cảnh là có, nhưng không bền vì ngoại cảnh luôn biến động. Sự bình an đích thực và lâu bền nhất chỉ nảy nở, khởi phát từ trong chính mỗi con người.

Mỗi ngày thức giấc, học cách mỉm cười với chính bản thân, mỉm cười với những gì mình đang có, mỉm cười với những người mình có duyên gặp… - là một lần chúng ta tự cho mình một cơ hội để bình an.

> Hãy đăng ký để xem video Phật giáo trên Youtube

> Xem video hiệu lực thực sự của việc cầu nguyện:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm