Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/03/2020, 11:25 AM

Bình an trong bất an

Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch. Mình muốn được bình an thì người khác cũng muốn bình an.

> Bỏ đói cái xấu - cách giúp mỗi người có cơ hội bình an

Tôi từng nghe người ta đọc câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè”.

Thật vậy! Đến nay cũng đã sắp hết tháng Giêng rồi, mà nhịp sống dường như vẫn còn đang ngủ mê, chưa muốn thức dậy. Cũng tại con bé corona kia thôi, nghe đâu nó là Hoa kiều đến từ thành phố Vũ Hán. Nó công du khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Sau khi sang đất Việt, nó ngao du Bắc Nam, nhờ đó mà giờ đây người người ngồi không, nhà nhà sợ hãi, tạo sự e dè, khoảng cách giữa con người với nhau.

Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch. Mình muốn được bình an thì người khác cũng muốn bình an.

Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch. Mình muốn được bình an thì người khác cũng muốn bình an.

Có lẽ đến thời điểm hiện tại, mỗi chúng ta dường như ai ai cũng đang ngập ngừng lo sợ con bé corona đó ám mình. Nhìn từ nhà ra phố vắng tanh. Bình thường thì giờ này, vào mỗi độ sáng, trưa, chiều, các trường học đều ăm ắp tiếng nói cười rộn rã của các bạn học sinh. Lúc tan trường, giống như ong vỡ tổ, các bạn ấy bủa đi khắp các ngả đường để trở về nhà, có bạn bách bộ về nhà, có bạn được ba mẹ đón đưa, có bạn đợi xe buýt… Còn bây giờ, các bạn ấy bận ăn với ngủ ở nhà thôi. Chắc các bạn ấy đang “rất buồn”, chỉ có phụ huynh mới là người “vui” nhất thôi.

Chỉ tại con bé corona mà các mái trường vắng vẻ, lạnh tanh, không một bóng học sinh nào cả. Mái trường gần chùa, nơi tôi đang tu học, nó cũng lặng lẽ, thẫn thờ ngóng trông bóng dáng những mầm non tương lai, nhưng đợi đến giờ vẫn chưa thấy ai. Chỉ có vài cô lao công dọn dẹp, và một hai chú bảo vệ chốt trực ở cổng với đủ thứ “vũ khí” kín mít, chỉ lộ mỗi đôi mắt để thấy đường làm việc và đi lại. Cái trống trường, nó cũng buồn hắt hiu nằm im lìm một góc, đợi ngày vang lên đón chào các bạn nhỏ trở lại, nhưng chẳng biết sẽ đợi đến khi nào, răng mà biết được mô.

Có lẽ tính đến thời điểm hiện tại, người nổi tiếng nhất trên các trận địa báo chí, truyền thông là từ khóa “corona, covid-19”. Đây là đại dịch của thế giới, và tất cả đang phải ra sức ngăn chặn, chế vaccine (vắc xin).

Có lẽ tính đến thời điểm hiện tại, người nổi tiếng nhất trên các trận địa báo chí, truyền thông là từ khóa “corona, covid-19”. Đây là đại dịch của thế giới, và tất cả đang phải ra sức ngăn chặn, chế vaccine (vắc xin).

Không ở đâu xa, ngay trong cánh cửa thiền môn cũng vậy. Ngày thường chùa đông người đến kẻ đi lắm, những ngày lễ tết, sám hối, tu một ngày… đều rất đông. Còn bây giờ, bóng người cũng thưa dần, ai vào chùa cũng dùng chiếc “rọ mồm” vì để bảo vệ mình khỏi con bé corona. Tụng kinh, niệm Phật, miệng đọc lời vàng nhưng cũng phải đeo. Biết là kỳ nhưng vẫn phải đeo, vì đâu ai biết trước được chuyện gì, phòng hơn chống nên phải vậy thôi. Có nhiều khi đi dạo quanh chùa hóng mát, ngứa cổ quá nên ho sặc sụa một hồi cũng khiến người ta xầm xì và né né mình ra rồi. Thấy mà chạnh lòng.

Là một người học Phật, cần có trí tuệ, bởi nó là cốt lõi của Phật giáo. Ngoài việc tụng đọc, cầu nguyện sự bình an, mong nhờ Phật lực gia hộ cho mình, thì việc tự bảo vệ mình vẫn là việc cần thiết nhất. Đơn giản là hãy mang khẩu trang khi đi ra ngoài, ăn uống thực phẩm sạch, lành mạnh trong các hoạt động, vận động cơ thể để tăng sức đề kháng. Có người nói rằng trước sau gì cũng chết, nếu bị mắc bệnh và chết thì âu cũng là cái số của mình, nên họ không có sự bảo hộ về sức khỏe của mình. Đây có lẽ là suy nghĩ rất tệ hại cho cả họ lẫn người xung quanh. Bởi vì, nếu mình đã làm tất cả mọi cách để bảo vệ sức khỏe nhưng vẫn bị mắc bệnh, thì đó mới gọi là “duyên nghiệp” của mình. Còn nếu không có sự bảo hộ cho chính mình bằng những biện pháp của những nhà chuyên môn khuyến cáo, để bị dính virus thì làm sao lại đổ thừa do “duyên nghiệp”. Nếu có thể nói thẳng, thì ta sẽ nói người này là gì nhỉ? “Ngu mà lì”... có quá đáng khi nói với họ câu ấy không?

Là một người Phật tử, có lẽ nên suy ngẫm về điều này. Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch.

Là một người Phật tử, có lẽ nên suy ngẫm về điều này. Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch.

Có lẽ tính đến thời điểm hiện tại, người nổi tiếng nhất trên các trận địa báo chí, truyền thông là từ khóa “corona, covid-19”. Đây là đại dịch của thế giới, và tất cả đang phải ra sức ngăn chặn, chế vaccine (vắc xin). Cũng vì vậy, đã có rất nhiều người bất lương đã làm những việc vô cùng bất lương, trong đó có việc nhặt lại khẩu trang đã qua sử dụng đem về giặt và đóng hộp bán. Hy vọng rằng, những người con Phật không ai làm việc như thế. Vì sự sống là quý giá nhất, và ai ai cũng đều muốn mình được sống khỏe mạnh, thì đừng vì tiền làm mờ mắt khiến mình đánh mất lương tâm, hại đến người khác. Nhân quả có khi nào sai mô. Hiện tại sẽ bị người đời chửi rủa, công an bắt bớ; tương lai sẽ gánh chịu quả đắng nặng nề theo đúng với nhân ác đã tạo.

Và cũng có những người rất ích kỷ. Họ bon chen để tìm mua, tích trữ khẩu trang và nước rửa tay, để dành xài trong thời gian dịch. Chắc có lẽ cuộc sống của họ sẽ rất mệt, mệt hơn cuộc sống hối hả thường ngày vốn có. Có người ở rất xa, vẫn chạy xe lên thành phố, chen chúc mua mấy chục hộp khẩu trang, mấy chục chai nước rửa tay đem về cho gia đình để dành xài. Ai ai cũng có ý tích trữ vì nghe đại dịch chưa có vắc xin, do vậy bỗng chốc các thứ hàng hóa ấy trở nên khan hiếm vì không sản xuất kịp.

Trong thời điểm này, không có gì phải lo lắng. Bởi sống và chết là chuyện thường tình ai cũng phải ghé qua.

Trong thời điểm này, không có gì phải lo lắng. Bởi sống và chết là chuyện thường tình ai cũng phải ghé qua.

Là một người Phật tử, có lẽ nên suy ngẫm về điều này. Ai ai cũng mong cầu sức khỏe cho riêng mình và gia đình, không ai muốn mình và người thân bị dính phải dịch. Mình muốn được bình an thì người khác cũng muốn bình an. Mong rằng những ai là Phật tử, đừng nên có suy nghĩ và việc làm ích kỷ đó. Tranh giành đi mua về trữ trong nhà, chất đống xài chẳng hết, trong khi đó người khác lại chẳng có cái nào để dùng trong mùa dịch, do cầu lớn hơn cung một cách đột ngột, gây ra tình trạng khan hiếm.

Vậy trong thời điểm này, không có gì phải lo lắng. Bởi sống và chết là chuyện thường tình ai cũng phải ghé qua. Chuyện bây chừ là hãy tự bảo vệ mình thật tốt trước mùa dịch. Nếu chẳng may dính phải dịch, dù có cố gắng bảo vệ mình thì lúc ấy chẳng có gì hối tiếc, bởi có lẽ đó là duyên nghiệp của mình. Biết như vậy, thì ngay trong hiện tại, hãy sống thật bình an trong bất an nhé.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm