Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/08/2023, 14:02 PM

Cách hồi hướng công đức

Thực ra khi ta làm việc thiện của thế gian hay việc thánh đạo, dù là vì bất kỳ lý do gì, một niệm chân thực khởi lên chư Phật, Bồ Tát và chúng Quỷ thần đều đã biết. Chỉ cần khi việc thành tựu rồi, bạn đọc thầm hoặc ra tiếng như thế này là việc hồi hướng công đức đã thành tựu:

"Nam mô A Di Đà Phật! Con nguyện hồi hướng công đức này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Con cầu nguyện đức Từ phụ phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nam mô A Di Đà Phật".

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác.

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác.

Hồi hướng công đức cho Cha Mẹ

Không cứ là cha mẹ ta còn hay đã mất. Một khi ta phát tâm chân thực, vì họ mà làm các việc thuộc về Thánh đạo, như tụng kinh, trì chú, niệm Phật…Rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là Đại hiếu! Tại sao gọi là Đại hiếu? Bởi công đức vô lậu có sức chuyển hóa nghiệp vô cùng mạnh mẽ. Cha mẹ ta nhờ đó mà được tiêu tai chướng nghiệp:

Nếu bình thường thì sẽ khỏe mạnh, minh mẫn và tăng thêm tuổi thọ; Nếu cha mẹ ốm đau bệnh tật, thì sẽ nhanh được khỏi. Nếu đã mất mà đọa vào ác đạo thì sẽ được giải thoát, sanh lên cõi trời người; Nếu đã tái sanh nơi cõi trời người thì sẽ được tăng trưởng phước báo. Vậy nên, mỗi khi muốn hồi hướng công đức, ta hoặc đọc ra tiếng, hoặc đọc thầm trong đầu thế này là được:

“Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần) Con nguyện hồi hướng công đức(trì chú, tụng kinh, phóng sinh hay niệm Phật) này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Và đặc biệt cho Cha mẹ của con. Con cầu nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nam mô A Di Đà Phật(03 lần)”

Cách hồi hướng công đức cho vong linh và oan gia trái chủ

Chúng ta vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Bởi thế nên Kinh dạy: “Nếu nghiệp lực có hình tướng thì ngay cả hư không cũng không thể chứa đựng nổi.” Thế thì biết các oan gia trái chủ của ta là vô lượng vô biên, không thể tính đếm! Nghiệp đã gieo thế nào, quả lơ lửng còn đó, chỉ chờ ngày đền trả mà thôi.

Họ nếu đã tìm thấy ta thì luôn luôn đi theo ta chờ ngày báo cừu rửa hận. Nếu chưa thấy ta thì vẫn ẩn khuất đâu đó chờ nhân duyên đòi nợ. Ngày nay ta có phước duyên biết đến Phật pháp, biết tạo công đức vô lậu, thì càng nên phải hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ.

Việc này có tác dụng như thế nào? Bạn hồi hướng công đức vô lậu cho oan gia trái chủ là một hình thức sám hối và trả nợ cho họ. Hồi hướng đến một lúc nào đó, công đức đủ trả nợ; hoặc họ do nghe niệm Phật, kinh hoặc chú mà được khai tâm. Họ khai tâm thì thấu được sự vô duyên của ân oán, sự ràng buộc của nhân quả luân hồi…họ buông bỏ oán hận tất ngay lập tức được vãng sanh về cõi lành. Họ siêu thoát rồi ta mới được an yên.

Bạn cần nhớ rằng: Oan gia trái chủ của ta vô lượng vô biên, hết lớp này đến lớp khác. Không thể trong một sớm một chiều, một năm, mười năm…mà có thể giải quyết hết được. Vậy nên làm được bất kỳ công đức nào, cũng xin nhớ hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ. Quan trọng lắm đấy, chỉ nói đại lược được thôi, không thể nào viết cho cặn kẽ được!

Vậy nên, mỗi khi muốn hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, ta hoặc đọc ra tiếng, hoặc đọc thầm trong đầu thế này là được:

“Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần) Con nguyện hồi hướng công đức(trì chú, tụng kinh, phóng sinh hay niệm Phật) này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các linh hồn oan gia trái chủ của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Con cầu nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nam mô A Di Đà Phật(03 lần)”

Cách hồi hướng công đức phóng sinh

Phóng sinh công đức vô cùng lớn, phước báo được khỏe mạnh và tăng thọ ngay trong kiếp này. Phật dạy: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh.” Ta nhờ thiện nghiệp mà được sanh làm người, họ vì ác nghiệp mà đọa làm thân súc sanh. “Con người ai ai cũng yêu tiếc mạng sống, muôn vật loài nào cũng mong muốn được sinh tồn.”

Con gà thấy người làm bếp đến bắt thì hốt hoảng bay đậu lên cao để trốn tránh. Con lợn nghe đồ tể ngã giá mua xong thì hai dòng nước mắt tuôn trào như suối.

Cái chết sắp đến chúng đều biết rõ, chỉ vì miệng không thể nói ra lời. Bỗng dưng phải chịu nỗi thống khổ vì đao thớt băm vằm, ruột đứt từng đoạn. Khi mạng sống còn chưa dứt hẳn, dao sắc ngàn lượt cắt xẻ, nước sôi đun nấu trăm lần…” Ngẫm lại thật thê thảm lắm thay!

Thời Trung Hoa Dân Quốc, cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ. Ông thấy một vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt. Cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp:

– Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỷ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng. Thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ… Khi tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo.

Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm. Nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau. Trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ. Đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu.

Loài heo thân thể thô nặng. Vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt. Thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên.

Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn. Mong kéo dài mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau. Máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt đầu run sợ. Không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào?

Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời. Thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn. Ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng. Cho đến lúc máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng!

Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân này vậy.

Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó. Ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào! Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi. Từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu”.

Vậy nên, mỗi khi phóng sinh cứu mạng, ta nên phát tâm hồi hướng công đức phóng sinh ấy rộng lớn ra. Như thế, hoặc đọc ra tiếng, hoặc đọc thầm trong đầu thế này là được:

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần) Con nguyện hồi hướng công đức phóng sinh này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Nguyện cho hết thảy cùng phát tâm từ bi, thương người cứu vật. Nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nam mô A Di Đà Phật (03 lần)”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm