Cách hồi hướng công đức giúp cha mẹ tăng trưởng phước báo

Khi ta phát tâm chân thực, vì cha mẹ và người thân mà tụng kinh, trì chú, niệm Phật và làm các việc phước thiện…rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là đại hiếu.

Hồi hướng là gì?

Hồi hướng là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng là đem các công đức niệm Phật, tụng kinh, trì chú, trợ niệm,…. do chính mình đã tu (nếu không hồi hướng, thì nhờ vào những công đức ấy, sẽ chỉ được hưởng các thứ phước báo trời người) xoay cái nhân được hưởng phước báo trời người do công đức đã làm ấy gom về sự vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới để làm cái quả siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, cho đến rốt ráo thành Phật trong tương lai. Hồi hướng chẳng phải chỉ nhằm hưởng phước trời – người mà thôi!

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam giảng: Hồi hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!

Từ điển Phật học Huệ Quang: Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu hành của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sanh khác.

Dùng một chữ Hồi nhằm thể hiện ý “quyết định, chẳng thuận theo thói tình thế gian”. Dùng một chữ Hướng nhằm thể hiện ý “quyết định mong mỏi phương cách xuất thế”. Đó gọi là “hồi nhân hướng quả, hồi sự hướng lý, hồi tự hướng tha”.

Công đức đã làm là cái nhân kết thành quả báo trong cõi trời – người, xoay cái nhân ấy lại để hướng về quả Niết Bàn. Công đức đã làm là chuyện sanh – diệt; xoay nó lại để hướng đến diệu lý Thật Tướng bất sanh bất diệt.

Công đức đã làm vốn thuộc tự hành, xoay nó lại để hướng về hết thảy chúng sanh trong pháp giới. Đấy chính là danh từ nhằm thể hiện ý nghĩa phát nguyện lập thệ, quyết định hướng đến.

Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu hành của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sanh khác...

Hồi hướng công đức cho cha mẹ

Muốn hồi hướng công đức phước báo cho người thân, trước hết phải dốc lòng tạo ra phước đức. Sau khi bạn làm được một việc phước, một điều lành thực sự nào đó, thì ngay lúc ấy, bạn có thể hồi hướng công đức, sẻ chia phước báo ấy đến với mọi người.

Có mười hạnh lành căn bản mà người đệ tử Phật cần thực hành để phát sinh phước báo đủ đầy. Đó là: 1- Bố thí, 2- Giữ giới, 3- Hành thiền, 4- Cung kính, 5- Giúp người trong việc thiện, 6- Hồi hướng - chia phước, 7- Hoan hỷ với phước của người khác hồi hướng, 8- Thuyết pháp, 9- Nghe pháp, 10- Chánh kiến.

Ngoài mười hạnh lành căn bản này, bạn có thể tác phước thêm bằng lễ bái, tụng niệm, phóng sinh, sống hiếu thảo, nuôi dưỡng lòng từ bi hỷ xả v.v…, sau đó hồi hướng phước đức ấy cho cha và mẹ, chắc chắn cha mẹ sẽ tùy duyên mà nhận được sự chia phước từ bạn.

Một khi ta phát tâm chân thực, vì cha mẹ và người thân mà làm các việc phước thiện rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là Đại hiếu! Tại sao gọi là Đại hiếu? Bởi công đức vô lậu có sức chuyển hóa nghiệp vô cùng mạnh mẽ. Cha mẹ ta nhờ đó mà được tiêu tai chướng nghiệp:

Nếu bình thường thì sẽ khỏe mạnh, minh mẫn và tăng thêm tuổi thọ; nếu cha mẹ ốm đau bệnh tật, thì sẽ nhanh được khỏi. Nếu đã mất mà đọa vào ác đạo thì sẽ được giải thoát, sanh lên cõi trời người; nếu đã tái sanh nơi cõi trời người thì sẽ được tăng trưởng phước báo. Vậy nên, mỗi khi muốn hồi hướng công đức, ta hoặc đọc ra tiếng, hoặc đọc thầm trong đầu thế này là được:

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Hôm nay ngày … tháng … năm … Đệ tử … hướng về Tam bảo, trì tụng (Kinh, chú, niệm Phật…), hồi hướng công đức cầu nguyện cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Cúi mong Phật đức từ bi không thể nghĩ bàn, ban ơn gia hộ.

Nguyện cho con trong đời này kiếp này và muôn đời sau, con xin Đức Phật A Di Đà chứng giám cho lòng thành của con.

Nguyện cho con làm bất cứ mọi điều phước lành hoặc công đức tu tập được trong một ngày, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi giây hoặc trong một đời và nhiều đời trước, con xin hồi hướng cho Cửu huyền thất tổ, ông bà nội ngoại, đa sanh phụ mẫu, ân sư đời đạo, tất cả người thân thuộc của con từ nhiều đời nhiều kiếp trước và hiện đời này.

Con nguyện hồi hướng công đức (trì chú, tụng kinh, phóng sinh hay niệm Phật) này cho khắp pháp giới chúng sanh; cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Và đặc biệt cho Cha mẹ của con. Con cầu nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách hồi hướng công đức giúp cha mẹ tăng trưởng phước báo

Phật giáo thường thức 13:07 23/12/2024

Khi ta phát tâm chân thực, vì cha mẹ và người thân mà tụng kinh, trì chú, niệm Phật và làm các việc phước thiện…rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là đại hiếu.

Về ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Phật giáo thường thức 12:19 23/12/2024

Kính chào Ban Biên tập Cổng thông tin Phật giáo (thuộc Ban TT-TT Trung ương Giáo hội), tôi là Phật tử mới quy y Tam bảo, tôi chưa hiểu về chức danh/ ngôi vị Pháp chủ của Giáo hội. Mong được chia sẻ, phổ cập giúp? (Chúc Tâm, Bình Định)

Nghiệp địa ngục từ đâu đến?

Phật giáo thường thức 12:09 23/12/2024

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: ‘Thưa Nhân Giả, đây đều do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề làm ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế’.

Tình thương chân thật dựa trên năm sức mạnh tâm linh

Phật giáo thường thức 10:33 23/12/2024

Tình yêu chân thật thì không có kỳ thị. Ta thấy được đau khổ của người kia là đau khổ của chính mình, hạnh phúc của người kia là hạnh phúc của chính mình. Dưới ánh sáng của tâm vô phân biệt, hạnh phúc và đau khổ mang tính cộng đồng chứ không còn là vấn đề của một cá nhân.

Xem thêm