Hiểu về ý thức

Ý thức là một phạm trù khá phức tạp của trí não con người, bao gồm nhận thức, cảm xúc, ý niệm...về bản thân và thế giới xung quanh và khả năng tự nhận biết. Nó không chỉ đơn giản là khả năng nhận biết và hiểu biết, mà còn bao gồm khả năng tự nhận thức về quan điểm, giá trị, và mục tiêu cá nhân.


Theo triết học Max – Lenin, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó bao gồm toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, như tri thức, kinh nghiệm, trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí, và niềm tin.

Trong Duy thức học, ý thức rất linh lợi, phạm vi hoạt động cùng khắp, nó quyết định mọi sinh hoạt tu học của con người.

Thường hoạt động của ý thức thể hiện 5 cách:

Một là Định trung ý thức là ý thức duyên với cảnh trong định. Cảnh trong định khá vi tế, người thông thường chưa từng tu thiền nhập định khó hình dung được

Hai là Độc tán ý thức là ý thức thì tự tạo ra cảnh, rồi tự duyên lấy, lúc nghĩ này, lúc nghĩ khác, lăn xăn lộn xộn, không nương theo cảnh thật nên gọi là độc đầu. Ý thức vọng tưởng tán động, duyên với cái này, cái khác, không phải là hoạt động trong khi tu thiền nhập định, cũng không duyên với 5 thức trước.

Ba là Mộng trung ý thức là ý thức tự nó duyên với các cảnh trong khi ngủ mơ nằm mộng, không phải cảnh thật. Hiện tượng mất ngủ và chất lượng giấc ngủ phụ thuộc vào ý thức.

Bốn là Ngũ câu ý thức (tức Minh liễu ý thức) là ý thức khởi lên thông với 5 thức trước cùng duyên với trần cảnh. Có thể duyên với cả 5 hoặc từng thức trong 5 thức.

Năm là Loạn trung ý thức (Cuồng loạn ý thức): là ý thức cuồng loạn, điên dại biểu hiện ra thành hành vi lời nói. Như người mắc bịnh tâm thần miệng hay nói lảm nhảm không đầu không đuôi.

Duy thức học

Hiểu về ý thức  1
Ảnh minh họa. 

Trong năm cách thể hiện nhận thức, thì Định trung ý thức thuộc hiện lượng, Độc tán ý thức đi với tỷ lượng và phi lượng, thường là vọng tưởng. Cuồng loạn độc đầu ý thức và Mộng trung ý thức đều là phi lượng. Riêng Ngũ câu ý thức đủ cả ba lượng, nhưng đa phần là hiện lượng, còn lại tùy trường hợp sẽ là tỷ lượng hoặc phi lượng.

Thức thứ sáu tức ý thức qua lại ba cõi rất dễ biết, do biểu hiện của nó rõ ràng hơn các thức khác. Ý thức quyết định đưa chúng sanh/con người đến sáu nẻo sanh tử luân hồi hay tu hành giải thoát giác ngộ. Ý thức quyết định hành vi, lời nói việc làm, là động lực tạo ra các nghiệp thiện ác.

Ý thức tương ứng, phối hợp toàn bộ tâm sở hữu pháp năm mươi mốt loại. Tức là ý thức có thể phối hợp với 11 tâm sở thiện cũng như với các tâm sở bất thiện, môi trường hoàn cảnh thiện đến thì ý thức duyên theo cảnh thiện, môi trường ác thì duyên theo cảnh bất thiện. Hiểu được điều này sẽ hiểu được bản chất nguồn gốc hành vi thiện ác của con người từ ý thức mà ra. Trong Bát thức, hoạt động của ý thức vượt trội hơn cả, vì tính chất chủ đạo trong việc làm, hành động, ngôn ngữ phát sanh...

Hoạt dụng quan trọng của ý thức là sự tư duy. Tư duy có 3 loại: 1, tư duy xem xét, toan tính (thẩm lự tư); 2, tư duy quả quyết, khẳng định (quyết định tư); 3, tư duy khởi động, phát sanh qua thân thể, hành vi, ngôn ngữ (động phát tư).

Có 5 trường hợp không có ý thức hoạt động như Tam thập tụng nói: Ý thức thường hiện khởi/ Trừ ở cõi vô tưởng/ Trong hai định vô tâm/ Ngủ say và bất tỉnh.

Chúng sanh cõi trời vô tưởng (Vô tưởng thiên) chỉ có sắc uẩn không có danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức), đương nhiên ý thức không hiện khởi

Người tu thiền nhập Định vô tưởng và Định diệt tận, ý thức cũng không hiện khởi.

Lúc người thường bị chết giấc, bất tỉnh nhân sự hoặc khi ngủ rất say, rất sâu không bị mộng mị thì ý thức cũng không có mặt. Điều này chứng minh rõ không chỉ có 6 thức như tâm lý học hiện đại nói mà còn có thức Mạt na và A lại da.

Trích trong "Bát thức quy củ tụng thực giải".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Vì sao niệm Phật mà tâm chẳng được quy nhất?

Phật giáo thường thức 23:36 04/04/2025

Niệm Phật điều cần yếu là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật, ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.

Niệm Phật vãng sanh chỉ có hai hạng người

Phật giáo thường thức 18:05 04/04/2025

Người niệm Phật vãng sanh chỉ có hai loại người, người thiện căn sâu dày và người phước đức sâu dày. Người thiện căn sâu, hiểu rõ đạo lý này, kiên định tín tâm, không hề thay đổi.

Thế nào là người đại thiện hay đại ác?

Phật giáo thường thức 15:35 04/04/2025

Số mạng của mỗi người trong đời này vốn đã được định sẵn, nếu không có đại thiện hay đại ác thì số mạng đại khái chạy theo số đã định. Chúng ta thường hay nghe nói đến “Một đời toàn là mạng, một chút cũng không do người”, đây là đang nói đến một người trong đời này không có đại thiện hay đại ác.

Những người tội lỗi rất đáng được thương yêu tha thứ phải không?

Phật giáo thường thức 09:56 04/04/2025

Kính thưa Thầy, chị con gần 60 tuổi, từ nhỏ đến giờ rất khổ vì vô minh, có nhiều tham sân si phiền não, làm khổ mình, làm khổ ba mẹ con và những người trong gia đình nhưng không muốn biết đạo, đừng nói chi đến tu tập...

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo