Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất
Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác.

1. Bài hồi hướng căn bản
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nguyện mười phương chư Phật chư đại Bồ Tát, chư A La hán, chư Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp đến nay cho tất cả các chư vị oan gia trái chủ trong, ngoài, trên, dưới của con và oan gia trái chủ của ông (bà)………. (người bị bệnh) đầy đủ công đức phước báu siêu sanh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
2. Bài hồi hướng mẫu chung:
Nam Mô A Di Đà Phật (Niệm 3 lần, xá 3 lần)
Nguyện mười phương chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, đức Bồ Tát Quán Thế Âm... chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp con đã gieo tạo được do niệm Phật, lạy Phật, trì Chú, giúp đỡ, cứu mạng chúng sinh cho đến bây giờ.
Xin hồi hướng hết cho oan gia trái chủ, nghiệp chướng trong thân, tâm (hoặc đau vùng nào thì nêu tên vùng đó), cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ và hồi hướng cho con (hoặc những người thân quen nhờ hồi hướng giúp) bình an, mạnh khỏe, khai thông trí tuệ, phát tâm bồ đề, ăn chay, niệm Phật, tu hành tinh tấn đắc quả thành Phật.
Nguyện hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật (Niệm 3 lần, xá 3 lần)
Lưu ý:
Quý vị hồi hướng trước khi thiền, lễ Phật hay trong mọi tình huống đều được vì công đức và phước báu quý vị đã gieo tạo được từ vô lượng kiếp rồi.
Bài hồi hướng trên để làm mẫu chung cho tất cả các trường hợp khó khăn nào mà cá nhân đang gặp phải, hồi hướng ít nhất 3 lần – Lặp đi, lặp lại càng nhiều càng tốt, nếu bệnh nặng thì hồi hướng ngày 108 lần/ ngày.
Nếu muốn hồi hướng cho người thân hay bất cứ ai cần sự giúp đỡ thì nêu họ tên và tuổi (có thể thêm địa chỉ càng tốt) đều có hiệu quả như mong muốn.
Hồi hướng cho hương linh, theo họ tên và ngày tháng năm mất, cửu huyền thất tổ sẽ được đón nhận rất hoan hỷ và siêu về cảnh giới đã được chúng ta chủ tâm giới thiệu.
Ghi chú: “cùng với con” nghĩa là cộng hưởng công đức của bất cứ chư vị nào mà mình cảm mến hay có nhân duyên (Ví dụ: đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, đức Bồ Tát Quán Thế Âm,.v.v…) đều giúp ta có thêm công đức tăng hiệu quả hồi hướng nhiều lần.
Quý vị muốn chứng nghiệm thực tế phương pháp này thì sau khi hồi hướng (3 lần) xong hãy lắng tâm lại để kiểm tra cơ thể của mình còn đau nữa hay không hoặc người nào đã được ta hồi hướng có chuyển biến tốt không. Kiểm nghiệm thấy có kết quả rồi thì những lần sau chúng ta mới có đủ niềm tin và thường xuyên hồi hướng khi có bệnh do chính Oan Gia Trái Chủ đang làm chúng ta đau, hay hồi hướng trợ giúp cho người khác được nhiều lợi ích.
Dưới đây là bài hồi hướng mẫu: Phương pháp hồi hướng, cầu nguyện khi thấy người bị tai nạn.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con nguyện mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư A La Hán, chư Long Thần Hộ Pháp, chư Thánh Hiền Tăng, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, đức Bồ Tát Quán Thế Âm chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ nhiều đời, nhiều kiếp cho người đang gặp tai nạn được giảm từ nặng còn nhẹ, thoát khỏi sự nguy hiểm, cho oan gia trái chủ đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi Tây Phương Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác.
Hiểu đơn giản, hồi hướng là nguyện đem công đức tu tập hoặc làm việc thiện lành hướng về người thân, cầu mong cho họ được an lành (cầu an) hoặc siêu thoát (cầu siêu); hồi hướng cho bản thân được nghiệp chướng tiêu trừ, thân khỏe tâm an, về sau thành tựu giác ngộ; hồi hướng cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm