Cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Cái gì đi đầu thai? Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Cái gì đầu thai?

Cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Cái đó người ta luôn thắc mắc.

Nếu như linh hồn đi đầu thai thì con người ra đời tài và sung sướng hết bởi vì mình có linh là sáng cái hồn sáng suốt, tức là đi đầu thai sẽ vào tốt, dại gì chui vào chỗ xấu.

Nhưng mà lại có người chỗ khổ, người chỗ vui sướng, người đẹp người xấu…

Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Bây giờ tôi dẫn trong Kinh để quý vị hiểu thêm, bởi vì ngày xưa Đức Phật tại thế rồi sau này nhiều vị cũng thắc mắc vấn đề này.

Thì nhà Phật nói “Nghiệp thức” dẫn đi tái sanh, tại sao vậy?

Sinh từ đâu đến, chết sẽ về đâu?

Cái gì đi đầu thai, tái sanh? 1
Ảnh minh họa. 

Nghiệp là thói quen, thức là phân biệt.

Mình huân tập thói quen hay hoặc dở, nếu huân tập thói quen dở thì nó dẫn mình đi chỗ xấu, huân tập thói quen hay thì nó dẫn mình đi chỗ tốt.

Bây giờ tôi nói rất là gần ví dụ như: quý Phật tử thấy ở thế gian có người hồi nhỏ 5 -10 tuổi không có ghiền gì hết, lớn lên họ gần những người uống rượu, họ tập uống rược rồi từ từ ghiền rượu rồi họ muốn đi đâu?

Ờ vào quán rượu.

Như vậy ghiền rượu thì phải tìm đến quán rượu.

Còn nếu hồi nhỏ không có ghiền gì, gặp nơi bà con lối xóm đánh bài, nó bắt chước đánh bài sau đó thời gian ít lâu nó đến thì nó tìm đến sòng bài.

Còn những người hồi nhỏ cũng không biết biết ghiền gì hết lớn lên gặp những người hiền lành dạy đi chùa lạy Phật làm những điều phước thiện này kia, rồi đi đến nơi nào tỉnh nào đó, nó thường tìm cái gi?

Chùa.

Như vậy thói quen nào thì nó dẫn đi chỗ nấy phải không? Dẫn đi theo cái hiểu biết nghiệp của nó.

Như vậy cái huân tập thành cái sức mạnh bởi vậy nói đến chỗ này tôi nói rõ cho quý vị thấy, trong nhà Phật dạy nếu muốn dứt sanh tử thì khi nhắm mắt phải không có một niệm.

Vì khởi nghĩ là nghĩ theo nghiệp.

Khởi nghĩ là nghĩ cái gì?

Nghĩ thói quen thích cái gì nghĩ cái nấy, nghĩ cái giận, buồn, thương, ghét nhiều ý niệm trong đó.

Cho nên khi mà mình mất , bắt mình phải ráng niệm Phật, thì nghĩ Phật để tái sanh trong cõi Phật còn không phải không còn một niệm thì đó là tự do giải thoát.

Còn nếu chưa được vậy thì ít ra cũng nghĩ điều lành chớ đừng có nghĩ những điều ác do đó những người Phật tử lâm chung ở nhà chùa hoặc là tụng kinh hay niệm Phật để khuyên người đó niệm theo hoặc giải cho người đó hiểu để buông xả hết những cái niệm không có chạy theo.

Thì đó mới nghe bài kinh và nhớ lời Phật dạy thì họ cũng có thể tái sanh nơi có Phật pháp còn nếu thường xuyên niệm Phật thì sanh về cõi Phật, nếu tâm mình thanh tịnh thì khỏi bị lôi kéo.

Đó là một ý nghĩa nhà Phật nói rất là rõ như vậy chính cái tâm thức hay cái nghiệp thức đó nó dẫn mình đi luân hồi chớ không phải linh hồn.

Bởi vậy còn có nghiệp thức thì còn bị luân hồi, còn nếu mà nghiệp mình giải rồi thì hết luân hồi, hết sanh tử.

Trích trong: “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Phật giáo thường thức 11:00 10/04/2025

Cái gì đi đầu thai? Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh?

Thế nào được gọi là sống chánh mạng?

Phật giáo thường thức 10:05 10/04/2025

Người cư sĩ có giới đầy đủ là người cư sĩ đã thọ trì Tam quy giữ 5 giới trong sạch và sống chánh mạng.

11 quả báu thiện nghiệp không trộm cướp

Phật giáo thường thức 09:00 10/04/2025

Dưới đây là 11 quả báu thiện nghiệp không trộm cướp từ trong kiếp quá khứ và 11 quả xấu của ác nghiệp trộm cướp từ trong quá khứ.

Giữa người với người, lỗi lầm lớn nhất là truyền bá thị phi

Phật giáo thường thức 08:11 10/04/2025

Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Ở cùng nhau bạn thử nghe điều họ nói là đều là thị phi, hay dở.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo