Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/02/2017, 15:51 PM

Cái tâm của một người thầy thuốc

Khi chúng tôi đề nghị anh cung cấp một số tư liệu, hình ảnh về hành trình đi làm từ thiện, quá trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, quá trình giảng dạy, anh chỉ cười thân thiện. Anh nói: “...chuyện tôi làm là rất bình thường, không có gì đáng kể, cái chính là thấy người nghèo bớt khó khăn, bệnh nhân bớt khốn khó, sinh viên ra trường có đủ kiến thức chuyên môn và cái tâm trong sáng, đó là ước mơ, là hạnh phúc của đời tôi...”.

Tất bật với công việc, tận tâm giúp đỡ các trường hợp bệnh nhân nghèo, trăn trở với những dự án nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, làm thế nào để đào tạo được những thầy thuốc trẻ vừa có tâm vừa vững vàng chuyên môn, đó là những gì mà chúng tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với bác sĩ Chuyên khoa 2, Phùng Phước Nguyên.
 
Anh kể thêm về dự định của mình: “…tôi đang hình thành mô hình bác sĩ gia đình để tạo thêm điều kiện khám chữa bệnh theo diện bảo hiểm y tế, với mong muốn có thêm điều kiện tiếp cận, giúp đỡ bệnh nhân nghèo, rút ngắn thời gian khám bệnh cho công chức, viên chức, góp phần giảm tải số lượng bệnh nhân tại bệnh viện. Đặc biệt vào các đợt cao điểm, khách hàng được chăm sóc sức khỏe liên tục, suốt đời…”.

Dù trước đây chúng tôi đã có bài viết về tấm gương hết lòng vì người nghèo của anh, về những sinh viên khoa Y của trường Đại học Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang), nhưng mỗi khi tiếp xúc với anh thì chúng tôi lại phải viết tiếp câu chuyện đầy tính nhân văn về người thầy thuốc rất đặc biệt này. Bởi anh luôn vận động mọi cách để tìm ra mô hình, phương thức mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, đầu tư sâu cho công tác nghiên cứu giảng dạy sinh viên ngành y với tấm lòng thánh thiện, sáng trong.

16 năm sau khi tốt nghiệp khoa Y trường Đại học Cần Thơ, Bác sĩ Phùng Phước Nguyên đã trải qua nhiều bệnh viện, tại nhiều địa phương với nhiều cương vị khác nhau. Từ bác sĩ điều trị bệnh viện huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang); trưởng phòng Nghiệp vụ bệnh viện huyện Phong Điền (Tp.Cần Thơ)... Do yêu cầu chuyên môn, anh được phân công về công tác tại phòng y tế huyện. Dù nhiệm vụ nào anh cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với suy nghĩ: ở đâu, vị trí nào cũng ra sức phục vụ bệnh nhân với tấm lòng đầy trách nhiệm “lương y như từ mẫu”.

Ông Nguyễn Văn Phúc, ngụ thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) xúc động kể lại: “...Bác sĩ Nguyên luôn tận tậm với người bệnh, “mát tay” trong điều trị, không chỉ gia đình tui mà rất nhiều bệnh nhân huyện này rất ngưỡng mộ và mang ơn...”.

Cùng ý kiến đồng thuận với ông Phúc, ông Phạm Hoàng Phương, ngụ xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Tp.Cần Thơ nhận xét: “...bác sĩ Nguyên có chuyên môn rất cao, điều trị khỏi bệnh rất nhanh chóng, tiếp xúc với bệnh nhân rất từ tốn, tế nhị, thân tình như người thân của mình trong gia đình, hiếm có được một người thầy thuốc đúng mực như vậy...”.
 
Không chỉ giỏi về công tác khám, điều trị, bác sĩ Chuyên khoa 2 còn được hàng ngàn sinh viên chính quy khoa Y trường Đại học Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang); sinh viên học hệ liên thông từ các bệnh viện lớn của Tp.Cần Thơ, các tỉnh lân cận nể phục với phương pháp lên lớp sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ, đi kèm với những kinh nghiệm thực tế và tác phong chuẩn mực, kiến thức chuyên môn sâu.

Chị Hà Như Thủy, học viên khóa Y 2 liên thông trường Đại học Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang) xúc động kể: “…Thầy Nguyên hướng dẫn học viên rất tận tình, chu đáo, có kiến thức chuyên môn sâu, bài giảng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và lâm sàng thực tế nên những học viên đã có thời gian công tác trong ngành y như chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh…”.

Khi chúng tôi đề nghị anh cung cấp một số tư liệu, hình ảnh về hành trình đi làm từ thiện, quá trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, quá trình giảng dạy, anh chỉ cười thân thiện. Anh nói: “...chuyện tôi làm là rất bình thường, không có gì đáng kể, cái chính là thấy người nghèo bớt khó khăn, bệnh nhân bớt khốn khó, sinh viên ra trường có đủ kiến thức chuyên môn và cái tâm trong sáng, đó là ước mơ, là hạnh phúc của đời tôi...”.

Bằng nhiều con đường, nhiều cách thu thập thông tin riêng của mình, chúng tôi cũng đã có được những con số, những câu chuyện có thật rất ấn tượng về người thầy thuốc nhân ái này, như: chủ nhân của 14 đề tài khoa học cấp cơ sở; tự thân vận động trên 1,5 tỷ đồng để giúp đỡ hàng trăm gia đình nghèo, học sinh khó khăn; xây dựng 4 căn nhà cho hộ nghèo; đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều kỷ niệm chương, bằng khen từ trung ương đến tỉnh, thành phố... Riêng gạo, sách, tập, dụng cụ học tập, xe đạp và tiền lương anh tự trích ra để hỗ trợ tiền thuốc cho bệnh nhân nghèo thì không thể thống kê vì quá dày đặc và anh không hề ghi chép để phô trương việc làm nhân đạo của riêng mình.

Chúng tôi kết thúc bài viết này bằng những cái tên thân thương mà cả cộng đồng đặt cho anh với sự tôn trọng, thương yêu rất mực: “Bác sĩ của người nghèo”; “Người thầy thuốc đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật”; “Người thầy giáo tận tâm”.

Song Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm