Chủ nhật, 10/07/2022, 13:50 PM

Cận cảnh lò luyện đan gần nghìn năm trong ngôi chùa cổ ngoại thành Hà Nội

Chùa Mui ở xã Tô Hiệu, Thường Tín, TP Hà Nội trước kia là một đạo quán nên hiện nay có rất nhiều dấu tích của Đạo giáo, trong đó có lò luyện đan gần nghìn năm tuổi.

Chùa Mui ở thôn An Duyên (tên nôm là làng Mui) có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước là một quán của Đạo quán, nơi tu tiên của các đạo sĩ trước khi được chuyển sang thành chùa. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Mui ở thôn An Duyên (tên nôm là làng Mui) có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước là một quán của Đạo quán, nơi tu tiên của các đạo sĩ trước khi được chuyển sang thành chùa. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Mui chưa rõ tài liệu năm xây dựng, chỉ biết được tu sửa sớm nhất vào năm 1137, thời nhà Lý và lấy tên là Đại Hùng Quán Tôn. Năm 1618 đổi là Đại Hùng Thánh Quán. Căn cứ vào đôi câu đối ở cửa chùa, có thể khẳng định, chùa Mui - Hưng Thánh quán được xây dựng thời vua Lý Thần Tông - vị vua thứ 5 của triều Lý. Trong ảnh là Đại bái chùa Mui nhìn từ ngoài vào.

Chùa Mui chưa rõ tài liệu năm xây dựng, chỉ biết được tu sửa sớm nhất vào năm 1137, thời nhà Lý và lấy tên là Đại Hùng Quán Tôn. Năm 1618 đổi là Đại Hùng Thánh Quán. Căn cứ vào đôi câu đối ở cửa chùa, có thể khẳng định, chùa Mui - Hưng Thánh quán được xây dựng thời vua Lý Thần Tông - vị vua thứ 5 của triều Lý. Trong ảnh là Đại bái chùa Mui nhìn từ ngoài vào.

Bộ tượng Tam Thanh trong chùa rất quý, thờ 3 vị thánh cao nhất trong Đạo giáo gồm: Ngọc Thanh nguyên thủy thiên tôn (áo đỏ) cầm cây gậy ngọc, Thượng Thanh linh bảo thiên tôn (áo xanh lục), tay cầm gậy như ý và Thái Thanh đạo đức thiên tôn (áo vàng), tay cầm cây phất trần.

Bộ tượng Tam Thanh trong chùa rất quý, thờ 3 vị thánh cao nhất trong Đạo giáo gồm: Ngọc Thanh nguyên thủy thiên tôn (áo đỏ) cầm cây gậy ngọc, Thượng Thanh linh bảo thiên tôn (áo xanh lục), tay cầm gậy như ý và Thái Thanh đạo đức thiên tôn (áo vàng), tay cầm cây phất trần.

Tòa cửu long là tòa tượng duy nhất thờ Đức Phật trong chùa Mui và được đặt ngay trước bộ tượng Tam Thanh, tạo nên kiến trúc thờ tiền Phật hậu Thánh. Đây là một minh chứng của sự hòa hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo

Tòa cửu long là tòa tượng duy nhất thờ Đức Phật trong chùa Mui và được đặt ngay trước bộ tượng Tam Thanh, tạo nên kiến trúc thờ tiền Phật hậu Thánh. Đây là một minh chứng của sự hòa hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo

Trong chùa Mui còn có tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế (ảnh trái) và tượng Thái Thượng Lão Quân cầm cây phất trần trên tay.

Trong chùa Mui còn có tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế (ảnh trái) và tượng Thái Thượng Lão Quân cầm cây phất trần trên tay.

Phía dưới gầm ban thờ Thái thượng lão quân là lò luyện đan ngàn năm. Tương truyền, trước đây gọi là huyệt đan sa, tức nơi luyện kim đan của các đạo sĩ. Theo sư Thích Đàm Nhung trụ trì chùa Mui, lò luyện này trước được làm bằng gạch đất nung, xếp chồng khít lên nhau, sâu hơn 1m, còn gọi là giếng Ngọc của Thái Thượng Lão Quân. Lò luyện này có từ khi xây dựng đạo quán, tức là có niên đại gần nghìn năm tuổi. Đến nay lò vẫn được giữ nguyên trạng như kết cấu ban đầu.

Phía dưới gầm ban thờ Thái thượng lão quân là lò luyện đan ngàn năm. Tương truyền, trước đây gọi là huyệt đan sa, tức nơi luyện kim đan của các đạo sĩ. Theo sư Thích Đàm Nhung trụ trì chùa Mui, lò luyện này trước được làm bằng gạch đất nung, xếp chồng khít lên nhau, sâu hơn 1m, còn gọi là giếng Ngọc của Thái Thượng Lão Quân. Lò luyện này có từ khi xây dựng đạo quán, tức là có niên đại gần nghìn năm tuổi. Đến nay lò vẫn được giữ nguyên trạng như kết cấu ban đầu.

Trong chùa hiện còn lưu giữ một bệ đất nung cổ xưa được lắp bằng các miếng gạch chạm hoa sen. Mỗi góc đều có hình linh thú tay đỡ bệ, trên lưng mang cánh chim, là vua của các loài chim thuộc chủng tộc linh thú xuất hiện từ thời thượng cổ gọi là chim thần Garuda. Bệ hoa sen bằng gạch đất nung, dài 2,8m, rộng 1,79m, cao 1,1m. Phía dưới bệ được tạo bởi 16 phiến đá, 13 phiến đất nung úp xuôi có hoa văn hình tròn cách điệu hoa cúc dây và hình tròn có mây chạy xuôi. Phiến đất nung ở giữa có hình hoa sen 13 cánh, các khoang được khắc 2 con rồng cuốn nước, đuôi xoắn vào nhau.

Trong chùa hiện còn lưu giữ một bệ đất nung cổ xưa được lắp bằng các miếng gạch chạm hoa sen. Mỗi góc đều có hình linh thú tay đỡ bệ, trên lưng mang cánh chim, là vua của các loài chim thuộc chủng tộc linh thú xuất hiện từ thời thượng cổ gọi là chim thần Garuda. Bệ hoa sen bằng gạch đất nung, dài 2,8m, rộng 1,79m, cao 1,1m. Phía dưới bệ được tạo bởi 16 phiến đá, 13 phiến đất nung úp xuôi có hoa văn hình tròn cách điệu hoa cúc dây và hình tròn có mây chạy xuôi. Phiến đất nung ở giữa có hình hoa sen 13 cánh, các khoang được khắc 2 con rồng cuốn nước, đuôi xoắn vào nhau.

Hai góc trước của bệ, tượng chim thần quay mặt ra ngoài, úp lưng vào bên trong (ảnh trái) và hai góc sau của bệ có dáng ôm lấy bệ và quay lưng, cánh ra ngoài.

Hai góc trước của bệ, tượng chim thần quay mặt ra ngoài, úp lưng vào bên trong (ảnh trái) và hai góc sau của bệ có dáng ôm lấy bệ và quay lưng, cánh ra ngoài.

Tượng vị tiên ông được thờ đối diện với tượng đồng tử tay trấn quy xà bằng kiếm, vị đồng tử là Huyền thiên Đại thánh (Thần Trấn Vũ).

Tượng vị tiên ông được thờ đối diện với tượng đồng tử tay trấn quy xà bằng kiếm, vị đồng tử là Huyền thiên Đại thánh (Thần Trấn Vũ).

Một bát hương bằng đá chạm khắc độc đáo có niên đại hàng trăm năm trong chùa Mui.

Một bát hương bằng đá chạm khắc độc đáo có niên đại hàng trăm năm trong chùa Mui.

Trí Thành (báo Dân Trí)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm