Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/01/2023, 15:24 PM

Cận cảnh pho tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở Chùa Bút Tháp

Pho tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay tại Chùa Bút Tháp là bảo vật quốc gia, là tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo cũng như nghệ thuật tạo hình.

Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được tạo tác và cấu thành bởi bốn bộ phận gồm: Tượng; Đài sen; Bệ tượng và vành tay phụ phía sau. Tượng cao 235cm (tính từ đài sen lên đỉnh đầu), rộng 200cm, đường kính vành tay phụ: 224cm. Tượng có 11 mặt chính, 2 mặt phụ ở hai bên, 42 cánh tay lớn và 958 tay dài ngắn khác nhau.

Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được tạo tác và cấu thành bởi bốn bộ phận gồm: Tượng; Đài sen; Bệ tượng và vành tay phụ phía sau. Tượng cao 235cm (tính từ đài sen lên đỉnh đầu), rộng 200cm, đường kính vành tay phụ: 224cm. Tượng có 11 mặt chính, 2 mặt phụ ở hai bên, 42 cánh tay lớn và 958 tay dài ngắn khác nhau.

Trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Thanh Sơn, Trụ trì chùa Bút Tháp cho biết: “Tượng Phật Bà Quan Âm là pho tượng có niên đại lâu nhất ở Việt Nam. Tượng bắt đầu được tạo tác từ năm 1643, cho đến năm 1653 thì mới hoàn thiện. Bức tượng là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.”

Trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Thanh Sơn, Trụ trì chùa Bút Tháp cho biết: “Tượng Phật Bà Quan Âm là pho tượng có niên đại lâu nhất ở Việt Nam. Tượng bắt đầu được tạo tác từ năm 1643, cho đến năm 1653 thì mới hoàn thiện. Bức tượng là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.”

Tượng ngồi trong tư thế thiền định, có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở 2 bên, đầu đội mũ “ thiên quan”. Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen trong tư thế thiền định.

Tượng ngồi trong tư thế thiền định, có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở 2 bên, đầu đội mũ “ thiên quan”. Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen trong tư thế thiền định.

Tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định. Phật ngồi trên tòa sen hồng được trang trí hoa văn: sóng nước, rồng mây...

Tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định. Phật ngồi trên tòa sen hồng được trang trí hoa văn: sóng nước, rồng mây...

Phía sau tượng có 958 cánh tay nhỏ (dài, ngắn khác nhau), các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm.

Phía sau tượng có 958 cánh tay nhỏ (dài, ngắn khác nhau), các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm.

Trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt. Với nghìn con mắt và nghìn cánh tay, Phật bà như nhìn thấu vũ trụ, vươn tới những cõi xa xăm diệt tà, giúp đời, giúp đạo.

Trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt. Với nghìn con mắt và nghìn cánh tay, Phật bà như nhìn thấu vũ trụ, vươn tới những cõi xa xăm diệt tà, giúp đời, giúp đạo.

Phần bệ tượng là đầu rồng Hắc Long đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Hình ảnh rồng Hắc Long dưới tòa sen là con rồng đen dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác.

Phần bệ tượng là đầu rồng Hắc Long đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Hình ảnh rồng Hắc Long dưới tòa sen là con rồng đen dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác.

Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: 'Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo'. Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lồng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữ có ghi dòng chữ 'Nam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc'.

Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: "Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo". Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lồng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữ có ghi dòng chữ "Nam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc".

Chùa Bút Tháp toạ lạc tại ven dòng sông Đuống, có tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nổi tiếng bởi sự độc đáo về kiến trúc, lịch sử lâu đời...

Chùa Bút Tháp toạ lạc tại ven dòng sông Đuống, có tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nổi tiếng bởi sự độc đáo về kiến trúc, lịch sử lâu đời...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Media 13:29 19/11/2024

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Media 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm