Chủ nhật, 31/10/2021, 08:06 AM

Căn lành để học Phật

Học Phật phải có căn lành. Không có căn lành, không thể học Phật. Thật ra, người có căn dữ không thể học Phật, bởi vì khi họ nghe nói chữ “Phật” thì đã bỏ đi chỗ khác, như bị dị ứng.

Học Phật có thành Phật?

Phần lớn những người có căn dữ này đều nghèo khó hay tật nguyền, do đời trước đã làm nhiều chuyện ác. Kiếp này họ chưa đủ “duyên” để nghe được tiếng Phật, và chẳng hề biết làm việc lành. Nhưng cũng có những người giàu sang, người có tước quyền cao, địa vị lớn do phước báu từ kiếp trước; nhưng đời này lại không làm lành mà chỉ làm ác, tạo nghiệp dữ, nên cũng không thể học Phật. Nếu không đủ duyên để phân biệt phải trái, làm lành lánh dữ kịp thời và sám hối nghiệp chướng, thì chắc chắn tương lai là quả Địa ngục dành sẵn cho họ. Trong kinh Pháp Hoa, Phật cũng bảo: Muốn học Phật phải có mấy yếu tố tiên quyết: Có căn lành; được chư Phật hộ niệm; và phát Bồ đề tâm. Có căn lành và phát Bồ đề tâm thì đã giải thích ở các chương trước. Được chư Phật hộ niệm là được chư Phật quan tâm thương mến nhắc nhở, cũng như đứa con đi học được cha mẹ nhắc nhở thì nó siêng năng hơn. Cho nên, nếu học Phật mà thiếu 3 yếu tố trên thì kết quả cũng không bảo đảm.

Trong kinh Pháp Hoa, Phật cũng bảo: Muốn học Phật phải có mấy yếu tố tiên quyết: Có căn lành; được chư Phật hộ niệm; và phát Bồ đề tâm.

Trong kinh Pháp Hoa, Phật cũng bảo: Muốn học Phật phải có mấy yếu tố tiên quyết: Có căn lành; được chư Phật hộ niệm; và phát Bồ đề tâm.

Học Phật, cũng như những ngành học khác, có người hiểu nhanh, có người hiểu chậm, và có người…không hiểu. Nên có người thi đậu sớm, có người thi đậu trễ, và có người thi rớt hoài. Đức Phật gọi điều này là do kết quả của Căn Lành.Do Căn lành mà người sanh ra làm con nhà giàu, sung sướng; người sanh ra con nhà nghèo, khổ cực. Người thông minh, người trì độn; người tướng hão quang minh, người tật nguyền đui điếc câm ngọng; người làm vua quan vinh hiển, người chỉ là tôi đòi hèn hạ. Hơn kém, khác biệt nhau là do Căn lành hay Căn dữ từ các kiếp trước mà ra. Đó là luật nhân quả - tự làm, tự chịu - Phật đã dạy; không phải do bất công của trời đất hay thánh thần.Ta thấy trong kinh A Hàm, khi nói về sự tu chứng và thành đạo của Phật Tì Bà Thi, câu mở đầu viết: “Nhờ huân tập căn lành đã đủ, bồ tát Tì Bà Thi quán chiếu Thập Nhị Nhân Duyên…”

Như vậy, rõ ràng là phải huân tập đủ Căn lành thì mới có thể bắt đầu tu cho thành Phật. Và Phật Thích Ca cũng nói tương tợ trong kinh Pháp Hoa: “Các Đại Bồ Tát muốn thành Phật mau chóng…” Danh hiệu Đại Bồ Tát được dùng để chỉ cho những vị đã “trồng” rất nhiều Căn Lành từ những đời trước cho đến đời này.

Thành ra, những người thông minh là người có căn lành; giàu sang là nhờ căn lành; và những người ham thích nghe lời Phật dạy càng có căn lành nhiều hơn cả, vì họ đã từng nghe lời Phật dạy và tu tập từ nhiều kiếp trước.Căn Lành và phước báu là một. Có căn lành là có phước báu. Hoặc tạo phước báu thì sinh ra căn lành. Cho nên, người đã có căn lành thì nên tạo thêm, và người chưa có hay có ít có thể tạo bằng phước báu trong đời này. Phật dạy trong kinh Vô lượng thọ: Muốn tạo phước báu thì phải làm lành; chỉ cần không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không gian dối gạt lừa; trong nhà thì hiếu kính cha mẹ, bên ngoài thì tử tế với mọi người; làm công thì hết lòng với chủ (không hết lòng là “lừa gạt”, chủ trả lương thật, mà làm công giả), làm quan phải hết lòng với dân. (Vô Lượng Thọ, phẩm 35). Nói chung là muốn tạo căn lành và phước báo trong đời này thì chỉ cần sống theo lời Phật dạy: “Không làm các việc ác; chỉ làm những việc lành; và giữ Tâm Ý trong sạch.” Việc ác là những lời nói hay việc làm buồn lòng người, những việc gây tổn hại cho người từ tinh thần đến vật chất. Việc lành là lời nói hay việc làm có lợi ích cho người, làm cho người an vui.

Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

Giữ Tâm Ý trong sạch là đừng bao giờ có ác ý xâm hại, tổn thương người khác. Phật còn dạy: Giúp đỡ một người nghèo khó, cùng khốn được vô lượng phước báu hơn cúng dường ba ngàn chư Phật trong ba đời. Cho nên, không nên vừa đi chùa cúng Phật vừa hay làm chuyện bất nhân, thất đức. Nếu tạo phước báu và căn lành như vậy thì ai cũng có khả năng tu thành Phật nhanh chóng trong một đời này. Như người trước khi định đi buôn phải xem lại vốn liếng mình có bao nhiêu, người phát tâm học Phật phải xem lại Căn lành và phước đức của mình tới đâu, và lúc nào cũng cố gắng tạo thêm. Một cách chắc chắn nhất để tạo thêm căn lành là “Sám hối nghiệp chướng” với Phật. Trong nhà nên có bàn Phật và tập thói quen lạy Phật mỗi ngày một lần để sám hối những lỗi lầm, mà vô tình hay cố ý mình đã phạm từ bao kiếp trước. Không những lạy Sám hối hằng ngày, mà Tâm cũng phải nghĩ đến điều thiện hằng ngày.

Trong nhà nên có bàn Phật và tập thói quen lạy Phật mỗi ngày một lần để sám hối những lỗi lầm, mà vô tình hay cố ý mình đã phạm từ bao kiếp trước.

Trong nhà nên có bàn Phật và tập thói quen lạy Phật mỗi ngày một lần để sám hối những lỗi lầm, mà vô tình hay cố ý mình đã phạm từ bao kiếp trước.

Phật dạy có 4 cách để tạo phước, gọi là Tứ chánh cần (Bốn điều phải siêng làm):

1. Khi Tâm khởi nghĩ đến điều ác, thì hãy dẹp bỏ ý nghĩ ấy ngay lập tức;

2. Khi nhận ra mình đang làm việc ác, thì hãy ngưng ngay không làm nữa.

3. Khi Tâm khởi nghĩ đến việc lành, thì lập tức tiến hành;

4. Khi nhận ra mình đang làm việc lành, thì hãy cố gắng hoàn tất.

Ngoài ra, còn có cách để kiểm điểm xem Căn lành của mình chất chứa được tới đâu, là xem mọi người xung quanh đối xử với mình như thế nào. Nếu ai cũng yêu mến, đối xử tốt với mình; gặp việc khó khăn hay tai họa trong đời thì lớn cũng hóa nhỏ, không phải tổn tài hại mạng. Điều này chứng tỏ mình đã tạo được nhiều công đức, được thiện thần che chở. Như vậy thì có thể phát tâm học Phật để thành Phật dược rồi.

Chánh kiến với giới học Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm