Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 15:42 PM

Cần xử lý dứt điểm hành động cản trở, gây rối chùa Sùng Đức

Các cấp chính quyền và các ban ngành địa phương cần nhanh chóng giải quyết tranh chấp trong việc trùng tu và tu sửa chùa Sùng Đức (Xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội) để tránh gây mất đoàn kết trong nhân dân, mất trật tự an ninh và ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chốn tu hành.

 >>Tin tức trong nước

Chùa Sùng Đức là một ngôi chùa làng, việc coi sóc, hương khói, lễ Phật từ nhiều đời nay được người dân chung tay vun vén và trở thành một địa chỉ tâm linh, thành kính của một vùng thuần nông ngoại thành Hà Nội.

Chùa Sùng Đức, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai

Chùa Sùng Đức, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai

Bài liên quan

Tháng 10/2003, Phật tử chùa Sùng Đức có đơn gửi các cơ quan chức năng cho phép đón sư trụ trì về coi sóc nhà chùa với lý do người trông nom chùa đã già yếu. Trong đơn có ghi rõ là mời đích danh Thầy Thích Minh Hiển (khi đó đang là trụ trì chùa Thầy) về trụ trì.

Ngày 12/1/2004, UBND xã Nghĩa Hương đã tiến hành bàn giao 14.720 mét vuông đất và cơ sở vật chất cho nhà chùa theo quy định.

Không bao lâu sau, cũng vì lý do sức khỏe, Thầy Thích Minh Hiển không thể tiếp tục đảm nhận việc trông coi ngôi chùa; ngày 10/6/2004, Phật tử chùa Sùng Đức lại có đơn đề nghị Thượng tọa Thích Minh Hiền (trụ trì chùa Hương Tích, Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) về kiêm nhiệm trụ trì và được Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây (cũ) chấp thuận.

Sau khi về làm trụ trì chùa Sùng Đức, do có nhiều công việc Phật sự nên Thượng tọa Thích Minh Hiền đã giao cho đệ tử là Đại đức Thích Đạo Tú nhiệm vụ thường xuyên coi sóc ngôi chùa này.

Đại đức Thích Đạo Tú được Thượng tọa Thích Minh Hiền giao nhiệm vụ thường xuyên coi sóc chùa Sùng Đức.

Đại đức Thích Đạo Tú được Thượng tọa Thích Minh Hiền giao nhiệm vụ thường xuyên coi sóc chùa Sùng Đức.

Bài liên quan

Năm 2006, UBND Xã Nghĩa Hương đã ban hành quyết định số 20/QĐ – UB về việc thành lập Ban kiến thiết tôn tạo chùa Sùng Đức tại thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ) do Thượng tọa Thích Minh Hiền làm Trưởng Ban kiến thiết. Với quyết định này, Ban kiến thiết tôn tạo chùa Sùng Đức có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi công đảm bảo chất lượng tôn tạo và đảm bảo an toàn thi công.

Năm 2012, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 2997/QĐ-UBND về việc cho phép chùa Sùng Đức (thuộc Thành hội Phật giáo Hà Nội) tiếp tục sử dụng gần 16.411,3 mét vuông đất tại thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai làm cơ sở tín ngưỡng và chùa Sùng Đức có trách nhiệm quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật với hình thức sử dụng đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và có thời hạn sử dụng đất là lâu dài.

Ông Tăng đã kích động, lôi kéo nhiều người dân theo mình để đến chùa Sùng Đức quậy phá, ngăn cản việc xây dựng, tôn tạo chùa. Tự ý gắn biển “Di sản văn hóa – Chùa cổ Sùng Đức – Xây dựng năm 1407”.

Ông Tăng đã kích động, lôi kéo nhiều người dân theo mình để đến chùa Sùng Đức quậy phá, ngăn cản việc xây dựng, tôn tạo chùa. Tự ý gắn biển “Di sản văn hóa – Chùa cổ Sùng Đức – Xây dựng năm 1407”.

Thừa ủy thác của Thượng tọa Thích Minh Hiền, Đại đức Thích Đạo Tú đã tiến hành tu sửa, xây mới chùa vì chùa cũ có khuôn viên hẹp, các cấu kiện gỗ nhà chùa đã bị mối mọt có nguy cơ sụp đổ. Đến năm 2011 thì việc xây dựng ngôi tam bảo mới được hoàn thành.

Năm 2012, Ông Vương Trường Tăng – một người dân thôn Văn Khê tự đứng ra thành lập “Ban đại tu chùa Sùng Đức cổ”. Ông Tăng đã kích động, lôi kéo nhiều người dân theo mình để đến chùa Sùng Đức quậy phá, ngăn cản việc xây dựng, tôn tạo chùa. Tự ý gắn biển “Di sản văn hóa – Chùa cổ Sùng Đức – Xây dựng năm 1407”.

Ông Tăng cho biết, ông đúng là “Trưởng ban đại tu chùa Sùng Đức cổ”. Và chức danh trưởng ban của ông là do “dân bầu” sau khi ông về hưu. Ông cũng tự nhận ông là “ủy viên bảo tồn – bảo tàng xã Nghĩa Hương” và phản đối quyết định số 2997/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành năm 2012. Do vậy ông và một số người phải có trách nhiệm giữ ngôi chùa “cổ” này.

Ông Vương Văn Hoa, nguyên trưởng thôn Văn Khê cho biết: Năm 2012, khi các Phật tử thực hiện làm sân, san nền thì có người làng là ông Tăng tổ chức họp một số người dân trong làng nói rằng việc đào sân như vậy là “phá chùa”.

Phó chủ tịch xã Nghĩa Hương, ông Nguyễn Đức Thiêm – là người sinh ra lớn lên tại đây cho biết: Quan điểm của địa phương chúng tôi là nếu người dân hiểu ra mà để nhà chùa xây dựng thì đẹp quá, tuy nhiên trong việc này, “xã cũng có cái khó của xã”.

Mặc dù đã có quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về bàn giao đất và quyền tải tạo, tu sửa chùa Sùng Đức, tuy nhiên hành động chiếm giữ, cản trở và gây rối tại chùa Sùng Đức vẫn đang diễn ra và vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, khiến cho mâu thuẫn ngày càng tăng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Nghĩa Hương ngày càng phức tạp. Chính quyền và các ban ngành địa phương cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm sự việc theo đúng quy định của pháp luật, để đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời giữ được tính tôn nghiêm của pháp luật cũng như sự thanh tịnh của chốn tu hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm