Cảnh báo nóng về Thủy ngân trong không khí ô nhiễm ở Hà Nội là dạng độc hại nhất!
Thông tin tại trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội khiến nhiều người cảm thấy lo ngại.
Cảnh báo gấp về ô nhiễm không khí Hà Nội
Thông tin tại trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội khiến nhiều người cảm thấy lo ngại.
TS Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, thiết bị đo đạc, quan trắc phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí là một vấn đề mà các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đều đang lo ngại.
PGS Trần Hồng Côn – giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng cho biết đây thực sự là điều đáng báo động. Theo PGS Côn thủy ngân là một kim loại cực độc và khi nó ở dạng hơi thì nó còn độc hơn gấp nhiều lần vì nó dễ thâm nhập vào các mô, tế bào như các chất hàng nhầy trong phổi, tan vào trong máu, tác dụng với các abomin và các chất ở trong cơ thể rất nhanh.
Nguy hiểm là ở chỗ nếu tính độc tính của nguyên tố thủy ngân thì ở dạng hơi là độc nhất.
Thông thường thủy ngân trong không khí hàm lượng cực kỳ thấp, thông thường người ta chỉ đo được nồng độ thủy ngân ở các ống khói của nhà máy đốt rác thải y tế vì trong rác thải y tế có chứa nhiều thiết bị có thủy ngân.
Cũng có thể gặp tình trạng này ở một số lò đốt rác công nghiệp vì có một số hợp chất có thủy ngân khi đốt nó bay lên không khí.
Nhưng thông thường thủy ngân bay lên không khí rất hiếm.
PGS Côn nhấn mạnh nếu nghi ngờ có thì không nên tung tin lên vì người dân sẽ hoang mang. Nhưng nếu có điều đó xảy ra trong thực tế thì phải cảnh báo, báo động.
Kể cả chỉ số thủy ngân đo được nếu ở dưới ngưỡng cho phép thì cũng phải cảnh báo rất rõ. Vì hơi thủy ngân cực kỳ độc với cơ thể con người.
Khi thủy ngân đã bay ra ngoài không khí thì con người không thể làm gì được nó mà phải sống chung với nó vì nó ở dạng hơi trong không khí, không ai đuổi theo gom nó lại được, chắn nó lại được như các hạt bụi.
Chúng ta cần phải xem xét thật kỹ để cảnh báo các lò đốt rác thải y tế, rác thải công nghiệp phải chặn thủy ngân ngay từ đầu vào trước khi khói bay ra ngoài không khí, phải giữ hơi thủy ngân lại.
Cảnh giác ngộ độc thủy ngân từ vật dụng gia đình
Trong gia đình, sản phẩm có chứa thủy ngân điển hình là cặp nhiệt độ. Một số cặp nhiệt độ có thủy ngân ở cái đầu “nhũ bạc”.
Nếu bị vỡ ra nhà rất nguy hiểm bởi nguyên tố này không hót, không quét được. Càng quét nó càng tan nhỏ ra phân tán ở trong sàn nhà, dễ bốc hơi và bay vào không khí, đọng trong phòng. Nếu vô tình hít phải nó rất nguy hiểm.
Khi bị vỡ cặp nhiệt độc, để xử lý thủy ngân chúng ta nên lấy lá đồng nguyên chất, bạc nguyên chất (đũa bạc, xẻng đồng) để cho thủy ngân bám dính vào.
Cũng có thể dùng bột lưu huỳnh để quét, thủy ngân tác dụng hóa học với bột lưu huỳnh sẽ không bị xé nhỏ và bay vào không khí.
Thủy ngân rơi vào các khe không thể hót, quét được thì có thể sử dụng sắt clorua để xử lý lấy hết thủy ngân.
Nếu để thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, chất này sẽ len lỏi vào các mô, những nơi có chứa chất nhày nhày như ở phổi và nó sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy.
Biểu hiện của nhiễm độc thủy ngân khác nhau tùy thuộc dạng ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể.
Nếu hít phải thủy ngân thường biểu hiện bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm sốt, ớn lạnh, thở khó, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận.
Những triệu chứng khác gồm viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Còn ngộ độc mãn do hít thủy ngân gây viêm lợi, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Thủy ngân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, xanh xao và tử vong dần.
Mức ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã lên Top
Số cái chết gây ra bởi ô nhiễm không khí là 4 lần cao hơn trong những nguyên nhân do tai nạn giao thông, khoảng 11,000/ năm. Có khả năng, số lượng tử vong hàng năm do ô nhiễm không khí sẽ tăng lên hơn 100,000,"- Lê Việt Phú, một chuyên gia kinh tế từ đại học Fulbright Việt Nam nhận định,
Việt Nam thiếu quy định về chất lượng không khí cũng như nhận thức công khai về vấn đề và các giải pháp hiệu quả để thu nhỏ các hiệu ứng - chẳng hạn như nhà máy lọc không khí ở nhà. Cách sử dụng mặt nạ của hầu hết mọi người không có gì hiệu quả như nó không có khả năng để lọc các hạt tốt (p. M 2.5) mà cũng được biết đến để kích hoạt hoặc bệnh tật mãn tính như hen, đau tim, viêm phế quản và các vấn đề hô hấp khác. (Minh Ngô)
Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn đề cấm sát sinh. Ngoài nội dung giáo dục mang tư tưởng nhân đạo, tôn trọng sự sống muôn loài, thì giới cấm sát sinh trong đạo Phật cũng giúp việc giải quyết vấn đề môi trường, đó là bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, những người cấy trồng, sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt mà không để những tài nguyên đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài nguyên, khoáng sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo được như than, dầu mỏ… sẽ làm cho các vấn đề môi trường thêm nghiêm trọng.
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên.
Trong chuỗi tự nhiên đó, loài này là nguồn sống của loài kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay đổi và dẫn đến tiêu vong.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm