Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/10/2019, 08:43 AM

Cắt tiền duyên dưới góc nhìn trí tuệ, nhân quả của đạo Phật

May mắn tích lũy cho mình một chút kiến thức ít ỏi về đạo Phật, tôi trở thành “địa chỉ nóng” để bạn bè tìm đến mỗi khi gặp những khúc mắc liên quan tới vấn đề tâm linh. Và một trong nhưng chủ đề mà tôi thường xuyên nhận được chính là “cắt tiền duyên”.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cắt hoài, cắt mãi mà “duyên âm” vẫn còn

L, bạn tôi là một cô gái 24 tuổi xinh xắn với công việc ổn định tại một ngân hàng nước ngoài. Nếu nhìn bề ngoài, ai cũng thấy L có một cuộc sống hoàn hảo khi sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ đều là quan chức nhà nước, mang vẻ đẹp đài các của một cô gái Hà Nội. Hiếm ai biết cô gái ấy đã trải qua 3 lần “cắt tiền duyên”...

Bài liên quan

Bạn kể cho tôi: “Bữa đó đang ngồi ăn sáng với mẹ thì tự nhiên một bà thím chạy vội tới rồi chỉ thẳng mặt mình nói: “Chết, chết cô này có “duyên âm” đi theo rồi, không cắt thì chết, chết”. Mẹ mình nghe xong tái xanh mặt, cuống quýt hỏi phải làm thế nào? Thì bà ta nói: “Đương nhiên có duyên theo thì phải cắt rồi”. Và thế là chuỗi ngày đi “cắt tiền duyên” của mình bắt đầu.

Đi hết từ người này tới người khác, cứ ai chỉ chỗ nào thiêng là mẹ bắt mình tới. Bọn mình là người trẻ, theo khoa học nên đương nhiên là không tin mấy chuyện duyên âm, duyên dương rồi. Nhưng không hiểu sao, các mẹ lại tin những chuyện nhảm nhí thế này không biết”.

Bạn tôi vừa kể vừa cười chua chát. Bạn nói có “duyên âm” nào thèm theo đâu, căn bản tại bạn bận công việc và vẫn muốn sống tự do, khám phá cuộc sống nên chưa muốn nghĩ tới chuyện yêu đương. Bạn đã giải thích cho mẹ bạn rất nhiều lần nhưng bạn nói mẹ bạn như bị “tẩy não” khi suốt ngày nghe theo lời mấy ông thầy, bà cốt. Thương mẹ nên bạn mới đi chứ thật tâm bạn thấy việc làm này vô ích và hoang đường vô cùng. Sau bạn mới nghĩ ra cách nhờ người giả làm bạn trai cho mẹ yên tâm để mẹ bạn không bị cuốn vào ma lực của thứ gọi là “cắt tiền duyên”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Bạn tôi than thở: “Nhà mình có điều kiện mà mỗi lần thực hiện khóa lễ ngót nghét hơn chục triệu mình đã tiếc với xót đứt ruột, khi phải mất một chồng tiền để mua giấy về đốt đi. Không hiểu những gia đình khó khăn thì còn bị trục lợi như thế nào nữa?”. Đau lòng trước tình cảnh hiện nay, bạn có hỏi tôi: Đạo Phật quan niệm như thế nào về việc “cắt tiền duyên”, bạn tin với một tôn giáo đầy tính khoa học như Phật giáo sẽ không bao giờ ủng hộ cho việc “cắt tiền duyên”. Bạn cũng trách tôi sao không viết về vấn đề này để định hướng dư luận đi theo Chính pháp, "Cứ để người dân mê muội khốn khổ thế này mãi ư?".

Thật sự tôi cũng đắn đo, suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết một bài về chủ đề “cắt tiền duyên”, ít nhất cũng cần viết ra những điều tôi biết để chia sẻ tới mọi người. Nếu kiến thức của tôi sai hay còn thiếu sót thì sẽ thật may mắn khi nhận được thêm sự chỉ dạy của các bậc thiện tri thức để làm sáng tỏ vấn đề. Mong rằng những điều tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhiều người bị không đi vào con đường tà đạo hay trở thành con rối bị người khác điều khiển và lợi dụng.

Tiền duyên là gì? Ai được quyền “cắt tiền duyên”?

Khái niệm tiền duyên đã tồn tại từ lâu đời lâu kiếp thuộc về tâm linh, nhưng “cắt tiền duyên” thì thuộc về yếu tố tâm lý và xuất hiện trong thời gian gần đây. Về tâm linh thì tiền duyên là mối duyên tình mang yếu tố say đắm, đam mê hay hận thù trong vòng nhân quả từ kiếp trước chưa được giải quyết giữa những người đã từng luyến ái với nhau, vấn đề này không thể qua loa kiểm chứng bằng ngoại cảm đồn đại, nở rộ trước giờ.

Thực tế hiện nay, chủ yếu những người bị phán có tiền duyên đều do thầy đồng, bà cốt lợi dụng tâm lý của những cô gái, chàng trai đang sốt ruột chuyện lập gia đình để bịa ra chuyện có tiền duyên oan trái hay âm hồn oan tình báo oán nhằm mục đích trục lợi, kiếm sống bản thân. Giống như Bá Kiến ngày xưa ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi kéo lên, bắt đền ơn vậy. Do đó, chúng ta lúc nào cũng cần tỉnh táo để nhận định vấn đề, kẻo không khéo lại gặp phải phiền toái tiền mất tật mang.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Thường người muốn “cắt tiền duyên” phải đến điện, đền, phủ chứ ít khi ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác. Lý giải về “tiền duyên” và việc “cắt tiền duyên”, TS.Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA, người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh, cho rằng: “Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc. Còn “cắt tiền duyên” là để cầu siêu cho linh hồn. Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay người vô thần”.

Theo Ths.Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách “Con người với tâm linh”, “thất tình, lục dục” là bảy thứ tình cảm và sáu thứ dục vọng ở con người, trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ nghỉ. Ở cõi “vong” chỉ có tình và dục ảo. Nó là ký ức “khắc cốt ghi xương” nằm trong cấu tố thần thức của vong hồn. Cắt “tiền duyên” chính là “làm phép” để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần, quay về cõi “vong” tu luyện để có thể siêu thoát.

Như vậy, không ai có thể “cắt” được “tiền duyên” của bạn. Chỉ có chính bản thân bạn mới có quyền và có khả năng cũng như năng lực hóa giải được “tiền duyên” ấy nếu nó là thứ duyên bất thiện. Bởi như tôi đã nói ở trên, xin nhắc lại một lần nữa: Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo thì kiếp này phải trả, không ai có thể xóa bỏ được nó ngoại trừ việc chuyển hóa nó mà thôi. Vậy nên, người xưa mới có câu: “Phàm làm việc gì cũng nên cẩn thận lúc ban đầu. Bởi khi đã gieo nhân tất phải có quả”.

Con người làm chủ mọi nhân duyên

Đức Phật từng dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tàng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.

Đức Phật từng dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tàng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.

Đạo Phật chỉ ra rằng, mọi vật, mọi việc trên thế gian này đều do trùng trùng duyên khởi mà tạo tác. Có thể hiểu nôm na, sự hiện hữu của con người, mọi sự vật, hiện tượng, trạng thái liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp quả của họ quyết định. Vì thế cho nên mới có việc hai người song sinh cùng mẹ cha, cùng thời khắc, theo tử vi thì có cùng ngôi sao chiếu mệnh, nhưng cuộc đời, sự nghiệp không giống nhau.

Có khi, người thì lên đỉnh cao vinh quang, còn kẻ kia thì lại ở tận cùng vực thẳm thất bại. Đức Phật từng dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tàng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.

Bài liên quan

Cho nên, không có lá số tử vi nào qua ngày sinh, tháng đẻ mà xem thấy hết nghiệp quả của con người để chỉ được cho họ lối đi. Con người sẽ thọ lãnh nghiệp báo đã tạo tác và cũng chính họ mới có khả năng chuyển nghiệp của mình từ sự tu tập, tạo nhiều nhân duyên thiện để quả ác cũng thành nhỏ, nghiệp dữ cũng chuyển lành.

Trong luật nhân quả của nhà Phật, nhân duyên cha mẹ - con cái, vợ - chồng cũng là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp. Trong vô lượng kiếp, ai cũng đã từng là cha ta, là mẹ ta, là quyến thuộc ta cả. Kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”, những mối quan hệ thân tình đã được hình thành như vậy.

Ông (bà) thầy chấm tử vi phán rằng, con phải “cắt tiền duyên” thì mọi chuyện tình ái mới được suôn sẻ, vậy xin hỏi: “Tiền duyên” đó là cái gì, nếu không phải là dựa trên nhân duyên - nghiệp quả chi phối ba đời? Mà đã là nghiệp quả thì chính bản thân mình phải mạnh dạn nhìn nhận và cố gắng cải thiện, hoàn toàn không một ai có thể đại diện thần thánh hay cầu thần thánh thay mình làm việc này. Bởi lẽ, không ai trốn thoát được nghiệp do chính mình tạo trong quá khứ. Bởi vậy, ông bà ta xưa cũng có câu: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”.

Trong tác phẩm “Mê tín Chánh tín”, HT.Thích Thanh Từ có viết: “Đồng cốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻ làm ông đồng bà cốt đều là người sống trong trạng thái bất thường. Bản thân họ đã mất hết khả năng tự chủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Khi ma lực ấy dựa vào họ, liền lạm dụng các danh hiệu thánh, những bậc vĩ nhân của thuở xưa dùng mạo xưng để lừa bịp người đời… Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết trí thông minh. Những kẻ chủ trương mê tín là người làm hoặc loạn thế gian, đưa dân tộc lùi lại bán khai”. Cho nên, bạn cần lưu tâm những lời dạy hết sức thực tế và thâm thúy này của Hòa thượng bạn nhé!

Chuyển hóa “tiền duyên”

Những người nhẹ dạ, tin mình có tiền duyên thì sẽ càng tin hơn sau khi bị các thầy ám thị. Và rồi, tìm mọi cách để giải quyết nỗi lo “canh cánh bên lòng” cho bằng được. Thật sự, có một số người thiếu duyên trong ăn nói, hời hợt trong giao tế, lôi thôi trong ăn mặc, luộm thuộm trong sinh hoạt, thậm chí là ù ù cạc cạc trong mọi hoạt động của đời sống cá nhân, chẳng có chí hướng phấn đấu với tinh thần trách nhiệm thì làm sao có người dám “liều mạng” để chọn họ làm người gửi gắm phần đời còn lại… Thế mà hết sức phi lý và vô duyên, lại cứ đổ lỗi cho “tiền duyên”... Thiệt là tội nghiệp quá đi!

Quan niệm ông bà ta “gái lớn phải có chồng, trai khôn phải có vợ” đã ăn sâu vào nếp sống tập quán bà con từ nông thôn đến thành thị, nên một cô gái ngoài tuổi 30 mà chưa lấy chồng, một chàng trai qua cả chục mối tình mà chưa kết duyên cùng ai, đôi vợ chồng giàu nứt đố đổ vách mà ngót mười năm chung sống vẫn chưa có lấy một mụn con để tay bế tay bồng… lỗi tại đâu? Người thì nói là nhà đó vô phúc, người thì chắc nịch cam đoan là có con ma nào hận tình theo ám, bởi vậy nên cứ bao năm mà vẫn “đi sớm về khuya một mình”. Chắc đời trước mắc nợ tình ai đó, giờ họ đeo theo “đòi nợ” cho bõ ghét nên vợ chồng không thuận ý đẹp lòng khi ở bên nhau… Cuối cùng, quy án cho “tiền duyên” và cần phải “cắt” liền cho xong chuyện.

Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “tiền duyên” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm.

Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “tiền duyên” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm.

Có cả 1001 lý do để người ta tìm đến các bà đồng, thầy cúng hay pháp sư để “giải” nỗi phiền muộn này. Và những câu chuyện “cắt tiền duyên” của nhiều người đã có khi trở thành bi kịch của gia đình, vì không có trí tuệ, thiếu trách nhiệm và niềm tin bản thân, mà duyên tình thì cứ lận đận hoài suốt năm này tháng nọ.

Bài liên quan

Lại nữa, cuộc sống hội nhập của xã hội ngày nay, đa phần các bạn trẻ quá bận bịu với học hành, công việc để mong tạo dựng sự nghiệp, ổn định cho tương lai, vô tình cũng khiến các chàng trai bị muộn vợ, các cô gái “ế” chồng vì không có nhiều thời gian để “lang thang” tìm bạn. Nếu những người bận rộn này không chủ động mở rộng các mối quan hệ hay thay đổi thói quen cuộc sống và thái độ giao tế thì có “cắt tiền duyên” trăm lần cũng chỉ có nghêu ngao, tủi phận: “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn” mà thôi.

Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “tiền duyên” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm. Nếu tình yêu thương thăng hoa từ chính sự đồng cảm chân thật thì sẽ dẫn đến hôn nhân viên mãn.

Có một lời khuyên rất hay, xin tặng để bạn nghiền ngẫm: “Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng: “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm