Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/08/2020, 08:35 AM

Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của Ni sư

Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, Ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.

Ni sư giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời về chùa cưu mang

Ni sư Diệu Nhân tâm sự, bà căn cứ vào cá tính của từng em để có cách ứng xử, giáo dục phù hợp.

“Thay vì giáo dục nghiêm khắc, tôi dạy các con bằng sự cảm thông sâu sắc. Với những đứa trẻ có hoàn cảnh, cần phải dùng trái tim để cảm hóa”, Ni sư Diệu Nhân nói.

Mỗi khi có em phạm lỗi, Ni sư không trách phạt mà cho lên phòng tu tập trên lầu 2, nghe băng đĩa giảng pháp, đọc sách lịch sử và tụng Chú Đại Bi. Cách phạt như thưởng, thưởng như phạt này của bà khiến các em vừa sợ vừa phục.

Bên cạnh nuôi ăn, ni sư Diệu Nhân còn chú trọng dưỡng dục trẻ. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà.

Bên cạnh nuôi ăn, ni sư Diệu Nhân còn chú trọng dưỡng dục trẻ. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà.

Cậu bé bụi đời nương nhờ cửa chùa

Trong số những đứa trẻ bụi đời mình từng nuôi dưỡng, Ni sư Diệu Nhân ấn tượng đặc biệt với Hưng.

Năm xưa, Hưng là đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh đập tàn bạo. Những trận đòn roi không làm Hưng thành người mà khắc sâu vào lòng em như vết sẹo.

Ni sư làm hướng dẫn viên, đưa các em nhỏ thăm khu di tích vua Đinh.

Ni sư làm hướng dẫn viên, đưa các em nhỏ thăm khu di tích vua Đinh.

Chín tuổi, sau trận đòn khốc liệt của bố, Hưng bỏ nhà ra đi. Cậu kết bạn với những đứa trẻ tầm tuổi mình, ra gầm cầu sống. Ban ngày cả nhóm lang thang xin ăn, hành nghề móc túi.

Cuộc sống đói rét, tủi nhục nhưng Hưng không có ý định quay về nhà. Cậu từng nghĩ thà chết đói còn hơn về với bố mẹ.

Giữa lúc bi đát nhất, Hưng được người lạ rủ đến chùa Yên Ninh sống. Ni sư Diệu Nhân giang rộng vòng tay, đón nhận lũ trẻ.

Có nơi ăn chốn ở nhưng trong lòng Hưng vẫn mang nhiều oán hận, nhắc đến bố mẹ là lòng sục sôi, mắt đỏ ngầu. Lúc nào Hưng cũng bảo: ‘Con sẽ trả thù bố mẹ’.

“Nếu tôi dùng lời khuyên bình thường, bảo con không được như thế… chắc chắn con sẽ không phục. Thay vào đó, tôi nói: ‘Thầy sẽ giúp con trả thù’”, Ni sư chậm rãi kể.

Đứa trẻ cảm thấy có người lắng nghe mình, tâm bắt đầu tĩnh lại. Bao nhiêu căm hờn cậu trút ra hết.

Phòng sinh hoạt cộng đồng, đọc sách của các em nhỏ chùa Yên Ninh.

Phòng sinh hoạt cộng đồng, đọc sách của các em nhỏ chùa Yên Ninh.

Sau đó, Ni sư cho Hưng tham gia các hoạt động tăng gia sản xuất phù hợp lứa tuổi, nghe kinh Phật, kể cho Hưng nghe về công ơn sinh thành của bố mẹ, nhân quả của việc báo hiếu.

Mọi thứ cứ thấm dần vào tâm hồn đứa trẻ. Suy nghĩ muốn trả thù bố mẹ cũng biến mất từ bao giờ.

Hưng được Ni sư cho ăn học đàng hoàng. Từ đứa trẻ lang thang, anh thành người có trình độ thạc sĩ và sống một cuộc đời an yên - điều thuở nhỏ anh chưa bao giờ dám mơ.

Ngày Hưng chuẩn bị lấy vợ, Ni sư Diệu Nhân gọi anh đến. Bà chuẩn bị một mâm lễ đưa anh mang về nhà, gặp bố mẹ và thắp hương gia tiên.

Sau đó, bố mẹ anh không hẹn mà tìm đến. Họ quỳ xuống cảm ơn ni sư và xin con trai tha thứ. Hai người cho biết, đã đi tìm Hưng nhiều năm mới biết con ở chùa Yên Ninh.

Ni sư dùng tranh ảnh và các câu chuyện về nhân - quả giáo dục trẻ.

Ni sư dùng tranh ảnh và các câu chuyện về nhân - quả giáo dục trẻ.

Hưng không còn trách giận đấng sinh thành. Tuy vậy, lần gặp đầu tiên sau nhiều năm xa cách, anh còn nhiều ngại ngần. Ni sư đã đứng ra hàn gắn, giúp gia đình họ đoàn tụ.

“Tôi nói với Hưng, cách trả thù tốt nhất với những người không tốt với mình là phải thật giỏi, có chỗ đứng trong xã hội. Đến lúc họ cần mình, mình sẵn sàng đưa tay ra. Như vậy, họ càng hổ thẹn trong lòng“, Ni sư nhớ lại.

Lớp học ngoại ngữ ở chùa

Ni sư Thích Diệu Nhân ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với nhiều người. Bà nhận thấy ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ có hành trang vững chắc vào đời.

Bà mong muốn tất cả các em học sinh nghèo của địa phương cũng như các em nhỏ ở chùa có cơ hội nâng cao khả năng tiếng Anh, giao tiếp được với người nước ngoài.

Xuất phát từ suy nghĩ này, Ni sư cùng các Phật tử mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí. Nhà chùa lo cơ sở vật chất, kế hoạch học tập, tuyển sinh.

Phòng học ngoại ngữ ở chùa Yên Ninh. Do dịch covid-19 nên lớp học tạm nghỉ.

Phòng học ngoại ngữ ở chùa Yên Ninh. Do dịch covid-19 nên lớp học tạm nghỉ.

Sau đó, Ni sư phân chia các em thành nhóm theo độ tuổi. Giáo viên là du học sinh nước ngoài, sinh viên Việt Nam được ni sư nhờ Phật tử chùa kết nối.

Ngoài nuôi trẻ trực tiếp tại chùa, Ni sư còn nhận chu cấp tiền ăn học cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo khó. Hàng tháng, bà sắp xếp, gửi gạo và nhu yếu phẩm đến nhà các trường hợp này.

Ni sư bên những đứa trẻ mình nuôi dưỡng.

Ni sư bên những đứa trẻ mình nuôi dưỡng.

“Do điều kiện chùa chật chội, tôi không thể đưa các em về nuôi nên dùng cách đó. Hơn nữa, các em vẫn còn cha mẹ. Đứa trẻ được ở với cha mẹ vẫn tốt hơn, không nơi nào bằng được gia đình”, Ni sư vui vẻ chia sẻ.

Nhiều đứa trẻ được Ni sư cưu mang nay đã trưởng thành, công tác ở nhiều lĩnh vực như: Y tế, quân đội, kiểm sát viên, luật sư…

Chùa Yên Ninh được địa phương tặng danh hiệu

Chùa Yên Ninh được địa phương tặng danh hiệu "Cộng đồng khuyến học xuất sắc".

Ni sư kể, trường hợp đứa trẻ tên Hằng được bà cưu mang, giờ đã làm bác sĩ khiến ai cũng xúc động. Nhiều năm trước, khi đi thi đại học, gia đình Hằng gặp biến cố lớn.

Bố Hằng đưa con gái lên Hà Nội dự thi rồi quay về quê nhà giải quyết việc. Trên đường về, ông gặp tai nạn rồi mất. Ni sư sợ ảnh hưởng đến việc thi của Hằng nên khuyên gia đình giấu kín.

Hằng trên Hà Nội bỗng sốt ruột vì không gọi được cho bố. Ni sư nén tiếng thở dài, bảo Hằng mọi chuyện vẫn ổn. Khi thi xong, Hằng bắt xe về quê luôn. Lúc này, cô đau đớn biết bố qua đời.

Năm đó, Hằng đỗ Đại học Y Hà Nội. Nỗi đau tiếp tục đổ xuống đôi vai cô gái trẻ khi giấy báo nhập học đến tay cũng là lúc mẹ cô phát hiện ung thư xương.

Trước tình thế bi đát, Hằng định bỏ học để đi làm nuôi mẹ. Ni sư biết chuyện đã đến khuyên nhủ. Đồng thời đưa mẹ Hằng vào chùa chăm sóc, cho cô yên tâm học tập.

Hằng tốt nghiệp đại học Y, học tiếp lên cao học. Nay, cô đã có sự nghiệp thành đạt và gia đình nhỏ viên mãn.

Đám cưới Hằng tổ chức theo nghi thức Hằng Thuận ở chùa. (Lễ Hằng Thuận là lễ cưới được tổ chức ở chùa theo nghi thức của Phật Giáo. Hằng nghĩa là mãi mãi. Thuận là thuận hòa, hòa hợp yên ấm).

Ni sư đứng ra tổ chức chung với các cặp đôi khác - cũng là trẻ được nhà chùa nuôi dưỡng. Theo Ni sư nhẩm tính, bà đã dựng vợ gả chồng cho 57 đôi vợ chồng trẻ. Hôn lễ được tổ chức đơn giản nhưng ấm cúng. Ngoài nghi thức Hằng Thuận, đám cưới cũng có đón dâu, trao nhẫn…

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm gieo mầm yêu thương, Ni sư khẳng định, bà cảm thấy rất hạnh phúc vì mang đến những quả ngọt cho đời. 

Bà Tạ Thị Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh An: "Chùa Yên Ninh nuôi dạy các cháu có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa nhiều năm nay. Việc tiếp nhận trẻ được nhà chùa thực hiện theo đúng quy định pháp luật, khai báo tạm trú, tạm vắng. 

Hàng năm, nhà chùa đều tham gia các hoạt động tại địa phương như: Đưa các em viếng nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7, ủng hộ quỹ Khuyến học, chu cấp cho các học sinh nhà nghèo nhưng hiếu học, mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí".

* Tên nhân vật Hưng được thay đổi theo yêu cầu

Nguồn: Vietnamnet

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm