Ngôi chùa của các Ni Sư cưu mang trẻ mồ côi
Chùa Phước Điền tọa lạc tại xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) gọi là chùa Ni Sư vì ở đó người tu hành đều là nữ. Ngôi chùa này được đông đảo du khách ghé thăm không chỉ bởi cảnh quan đẹp mà còn “nổi tiếng” bởi nơi đây cưu mang nhiều trẻ em bị bỏ rơi từ lúc sơ sinh.
> Sư cô làm mẹ: 'Phần sống của tôi xin đổi cho con'
Chùa Phước Điền thuộc xã Hòa Thắng – một xã ven đô, đạt chuẩn nông thôn mới, có diện tích tự nhiên toàn xã là 3.163ha, có 3.921 hộ (gần 17.000 dân) với 11 dân tộc anh em sinh sống. Tuy thuộc thành phố TP Buôn Ma Thuột nhưng xã Hòa Thắng còn có nhiều buôn làng nghèo, bà con dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông, kinh tế còn nhiều khó khăn.
Bởi vậy, chùa Phước Điền cũng chính là địa điểm kết nối các du khách, nhà hảo tâm làm từ thiện đến các buôn làng còn khó khăn trong xã. Những năm qua, các nhà hảo tâm thông qua Ban từ thiện Giáo hội Phật giáo TP Buôn Ma Thuột đã đến chùa Phước Điền thực hiện phát quà thiện nguyện cho các hộ nghèo vùng đồng bào Ê Đê, đồng bào Mường ở địa phương.
Sư cô Sài Gòn tình nguyện “làm mẹ” của các bà mẹ đơn thân
Sư cô Thích Nữ Khánh Đức - trụ trì chùa Phước Điền cho biết: Cửa Phật từ bi luôn rộng mở với những mảnh đời bất hạnh, cơ nhỡ, trước nay các thí chủ đến thăm chùa không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều được nhà chùa đãi cơm chay, thậm chí người lỡ đường có thể ở lại chùa ít ngày.
Sư cô Khánh Đức kể, cơ duyên khiến nhà chùa nuôi nấng những đứa trẻ bị bỏ rơi bắt đầu từ năm 2010. Hôm đó một người dân đi làm rẫy tình cờ phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong ở rẫy cà phê, trên người bé còn nguyên dây rốn.
Người này vội bế bé vào chùa với mong muốn nhà chùa cưu mang cháu bé và cũng hy vọng đức Phật ban phép màu để cứu vớt số phận sinh linh không may mắn. Đón nhận cháu bé sơ sinh, mọi người và các sư cô đều xót xa khi thấy người bé đã bắt đầu tím tái, dính đầy đất đỏ, chắc hẳn người mẹ cháu bé phải có hoàn cảnh éo le, ngang trái lắm mới đành lòng vứt bỏ núm ruột của mình.
Sư cô cúng dường hơn 8 tỉ đồng xây chùa Khmer
Sau khi được sơ cứu, các sư cô đã bế bé ra trạm y tế xã nhờ chăm sóc ban đầu. Vài ngày sau, cháu bé được đón về chùa để các phật tử và ni sư chăm sóc. Nhà chùa cũng đứng ra báo cáo sự việc đến chính quyền xã, đồng thời nhờ xã tuyên truyền, vận động ai là cha mẹ cháu bé thì đến đón bé về. Tuy nhiên, cả tháng trôi qua cho đến mãi sau này cũng không thấy ai qua nhận bé. Sư cô Thích Nữ Khánh Đức đã đứng ra làm giấy khai sinh cho bé, lấy họ nhà Phật đặt tên bé là Cù Minh Trí.
“Nhà chùa đón được các bé về từ buổi ban đầu chứng tỏ các cháu có cơ duyên với cửa Phật nên dù vất vả nhưng cũng không muốn giao các bé cho ai cả, trừ cha mẹ đẻ của cháu quay về nhận”- sư cô Khánh Đức chia sẻ về việc có nhiều người muốn nhận các bé làm con nuôi.
Chùa nghèo và lòng từ của một Sư cô
Cứ như vậy, các sư cô chưa một lần làm mẹ trở thành người mẹ đỡ đầu của đám trẻ, là người chăm bẵm, nâng giấc cho các bé từ miếng ăn, giấc ngủ. Các sư cô cũng là người may vá quần áo, tự làm đồ chơi cho các bé bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm. Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, đùa nghịch vô ưu trong căn phòng sạch sẽ, tươm tất, không ai nghĩ rằng những đứa trẻ đẹp như thiên thần này lại bị chính cha mẹ của chúng bỏ rơi.
Cảm kích tấm lòng từ bi của các sư cô, một nhà hảo tâm đã tài trợ cho các cháu bộ đồ chơi vườn trẻ gồm: đu quay, thú nhún, cầu trượt… Vậy là một vườn trẻ mini được hình thành ngay trong khuôn viên chùa Phước Điền, dưới tán cây bồ đề mát rượi, trong tiếng chuông chùa ngân nga trong chiều êm ả, các bé vừa vui chơi vừa ca hát.
“Nhờ Phật độ mà các bé đều dễ nuôi, lớn lên thông minh và ngoan ngoãn. Nay hai bé Cù Minh Trí và Cù Minh Tuệ đã đi hoc mẫu giáo và tiểu học, bé Cù Minh Thông, Cù Minh Bảo đã biết tự xúc cơm ăn, tự chơi đồ chơi một mình”- sư cô Đức Anh (33 tuổi, ni sư chùa Phước Điền) cho biết.
Theo sư cô, vạn vật trong thế giới này đều có cơ duyên, việc các cháu bé được nhà chùa nuôi cũng do cơ duyên mà có. Nhà chùa đã và đang nuôi nấng các cháu trong điều kiện tốt nhất có thể, bảo đảm cho các cháu được chăm sóc, vui chơi, ăn học như những trẻ bình thường khác. Sau này khi các cháu đủ tuổi trưởng thành, tự các cháu sẽ lựa chọn và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình - sư cô Thích Nữ Khánh Đức cho biết.
Như Ni Sư Thích Nữ Đức Anh chia sẻ, bản thân sư cô cũng là trẻ mồ côi may mắn được nương nhờ cửa Phật tại chính mái chùa Phước Điền này. Sau khi học xong văn hóa phổ thông, sư cô Đức Anh quyết định lựa chọn con đường tu hành, hết khóa đào tạo về Phật pháp, Sư cô đã xin về chùa Phước Điền tu tập cho đến nay.
Tại chùa Phước Điền, các bé được nhà chùa nuôi nấng, chăm sóc chu đáo, đến tuổi thì được gửi đi học mẫu giáo, học tiểu học như bạn bè cùng trang lứa. Quá trình lớn lên tại chùa, các bé được dạy may vá, nấu nướng các món cơm chay, được giáo dục giáo lý nhà Phật về tình nhân ái bao la hỉ xả, về luật nhân quả ở đời để biết sống nhân ái, ngay thẳng, không tham, sân, si.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm