Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện con cá nghĩ vừa
Nay các Tỷ-Kheo, không phải chỉ nay họ mới biếng nhác, thuở trước, họ cũng đã biếng nhác và trìu mến trú xứ như vậy rồi: Sau khi nói xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
Nghĩ nhiều và nghĩ ít...,
Câu chuyện này, khi trú ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về hai Trưởng lão lớn tuổi. Nghe nói, hai Trưởng lão ấy, sau khi an cư mùa mưa tại một làng thôn quê, đã quyết định đi đến yết kiến bậc Ðạo Sư, và chuẩn bị lương thực để lên đường. Nhưng họ hoãn ngày này qua ngày khác, cho đến một tháng trôi qua.
Rồi họ chuẩn bị lương thực mới, cũng như lần trước, và trì hoãn tháng này tháng khác. Như vậy, vì sự biếng nhác, trìu mến trú xứ của họ, ba tháng trôi qua, họ mới lên đường đi đến Kỳ Viên. Sau khi cất đặt y bát tại phòng chung, họ đeán yết kiến bậc Ðạo Sư. Khi các Tỷ-kheo hỏi vì sao lâu ngày họ không đến hầu Ðức Phật và nguyên nhân của sự chậm trễ, họ báo cáo về sự biếng nhác của mình.
Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện bánh bột trấu đỏ
Tại Chánh pháp đường, câu chuyện về sự biếng nhác của các Tỷ-Kheo ấy được Tăng chúng đề cập. Bậc Ðạo Sư đến, hỏi về vấn đề đang được bàn luận, và khi được báo cáo vấn đề ấy, bậc Ðạo Sư cho gọi hai Tỷ-Kheo ấy và hỏi có đúng như vậy không. Khi được họ xác nhận sự thật là vậy, bậc Ðạo Sư nói:
- Nay các Tỷ-Kheo, không phải chỉ nay họ mới biếng nhác, thuở trước, họ cũng đã biếng nhác và trìu mến trú xứ như vậy rồi:
Sau khi nói xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
Thuở xưa, khi vua Brahamadatta trị vì ở Ba-la-nại, có ba con cá sống ở sông Ba-la-nại, một con tên Nghĩ nhiều, một con tên Nghĩ ít, một con tên Nghĩ vừa. Chúng từ rừng đi đến cảnh giới loài người. Tại đấy, Nghĩ vừa nói với hai con kia:
- Cảnh giới loài người này thật nguy hiểm và dễ sợ. Các người đánh cá quăng lưới, và bắt cá. Chúng ta hãy đi về nguồn lại.
Hai con cá vì biếng nhác, vì tham mồi, trì hoãn lên đường, cho đến ba tháng trôi qua. Rồi những người đánh cá quăng lưới xuống sông. Nghĩ nhiều và Nghĩ ít tìm mồi đi trước, vì mù quáng ngu si, chúng không đề phòng lưới dăng nên đi vào trong mạng lưới. Nghĩ vừa đi sau cẩn trọng đề phòng. Biết được hai con kia đã sa vào mạng lưới, nó suy nghĩ: “Ta sẽ cứu sống những con cá biếng nhạc, mù quáng, ngu si này”.
Nó bơi vào phía ngoài lưới dăng, làm vùng vẫy mắt lưới như đã được thoát, ra và làm tung toé nước như đã lặn về phía trưóc lưới. Rồi nó đi vào mạng lưới. Các người đánh cá nghĩ rằng các con cá đã vùng vẫy ra khỏi lưới và đã trốn đi rồi, nên nắm một góc lưới và kéo lên. Hai con cá ấy thoát khỏi lưới và lặn xuống nước. Như vậy, nhờ Nghĩ vừa, mạng sống của chúng đã được cứu thoát.
Sau khi kể câu chuyện quá khứ, bậc Ðạo Sư là bậc Chánh Ðẳng Giác, đọc bài kệ này:
“Nghĩ nhiều” và “Nghĩ ít”
Cả hai đều mắc lưới,
Chỉ có “Nghĩ đúng mức”
Giải thoát cho bọn chúng,
Cả ba đã gặp nhau,
Chính tại con sông này,
Như vậy, sau khi kể pháp thoại này xong, Bậc Ðạo Sư thuyết giảng các Sự thật. Cuối bải giảng ấy, hai Tỷ-Kheo Trưởng lão chúng được quá Dự lưu. Bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:
- Thời ấy, “Nghĩ nhiều” và “Nghĩ ít” là hai Tỷ-Kheo Trưởng lão này, còn Nghĩ vừa là Ta vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm công việc hàng ngày của Đức Phật
Đức Phật 09:47 08/12/2024Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.
Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới
Đức Phật 10:20 02/12/2024Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Xem thêm