Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh sáu điều thiết yếu cho bà lão

Khi ấy có một bà lão nghèo khổ với lưng còng, quỳ hai gối và bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Năm uẩn và sáu trần hội họp với thân ta. Chúng đều là vì ai? Chúng từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng cho con."

 Đức Phật còn gọi là Thế Tôn, với công đức cao sâu và từ bi thương xót chúng sanh. Bấy giờ Đức Phật dẫn theo các đệ tử và chư Đại Sĩ dừng nghỉ ở trong vườn Nhạc Âm để rộng tuyên giáo Pháp.

Khi ấy có một bà lão nghèo khổ với lưng còng, quỳ hai gối và bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Năm uẩn và sáu trần hội họp với thân ta. Chúng đều là vì ai? Chúng từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng cho con."

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật bảo: "Lành thay! Nên biết rằng các pháp đều do nhân duyên sanh, và thức là vô hình vô sắc. Ví như việc dùi lửa, hoặc dùng hai que củi cọ xát. Lửa chẳng từ cái dùi bốc ra, và cũng chẳng từ cái đồ vật kiếm lửa. Lửa đỏ hừng hực bốc ra từ trong đó, rồi trở lại đốt cháy củi. Khi củi đã cháy hết, lửa liền tắt.

Lại cũng như đánh trống. Cái trống phát ra tiếng vang rền. Âm thanh đó chẳng phải vang ra từ da trống, và cũng chẳng phải vang ra từ dùi trống. Các pháp đều như vậy, và do nhân duyên đổi dời. Lại cũng như trời mưa. Do tụ hợp của gió, mây, và sấm sét mà có mưa, chứ không phải độc nhất từ uy lực của rồng.

Các pháp đều như vậy. Văn từ cũng như thế. Ví như họa sĩ hòa hợp các màu sắc, rồi vẽ theo ý muốn nên mỗi chi tiết được vẽ ra. Bức ảnh đều do nhân duyên tụ hợp, chứ không phải độc nhất từ sức lực của họa sĩ." Khi nghe Phật dạy, bà lão vui mừng, cung kính cúi mình, rồi liền đắc Pháp Nhẫn và thân thể chẳng còn mỏi mệt. Lúc đó ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Vì sao bà lão này có trí tuệ để hỏi Phật về các pháp: sanh tử từ nơi nào đến; và khi nghe Phật giảng dạy thì được tâm khai ý giải và liền đắc Đạo?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ: "Hãy nghe lời dạy của Ta. Thuở quá khứ có Đức Phật, hiệu là Sở Ưng Đoạn Dĩ Đoạn. Vào thuở đó, bà lão này chính là mẹ của ta. Bấy giờ ta muốn xuất gia học Đạo, nhưng mẹ ta thuở đó do quá thương luyến nên không cho phép ta đi xuất gia. Thế là ta rất buồn bã và đã bỏ ăn một ngày.

Do bởi nhân duyên ân ái đó mà suốt 500 đời sanh ra ở thế gian, bà ấy phải chịu bần cùng. Nay Ta thành Phật, vạn phước đầy đủ, với vô lượng chúng sanh thanh tịnh cung kính vây quanh. Trải qua 60 ức kiếp về sau, bà ấy sẽ thành Phật, hiệu là Bodhyaṅgapuṣpakara [bô đi ân ga bu sờ ba ca ra]. Quốc độ tên là Đa Hoa. Kiếp tên là Lễ Thiền.

Nhân dân trong cõi nước ấy sẽ có y phục và ẩm thực để dùng như ở trên trời Tam Thập Tam. Họ đều sống lâu đến một kiếp và không có mọi khổ não." Khi nghe Phật thuyết Pháp, bà lão, cùng trời, rồng, và quỷ tiệp tật đều rất hoan hỷ. 87.000 người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Sau đó, họ đảnh lễ Đức Phật rồi cáo lui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm