Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/03/2020, 10:34 AM

Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu?

Khi trong gia đình có người thân mất, thông thường người ta hay phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hoặc Kinh Di Đà hay Kinh Vu Lan Báo Hiếu... Điều này, còn tùy theo căn cơ, sở nguyện và ý thích của những thân nhân trong gia đình.

Cầu siêu có ảnh hưởng vong linh không?

Hỏi: Kính bạch thầy, cha vợ con vừa qua đời được hai tuần lễ, con muốn tụng kinh cầu siêu cho cha, nhưng không biết phải tụng những bộ kinh nào? Cúi xin thầy chỉ giáo cho con.

Đáp: Khi trong gia đình có người thân mất, thông thường người ta hay phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hoặc Kinh Di Đà hay Kinh Vu Lan Báo Hiếu... Điều này, còn tùy theo căn cơ, sở nguyện và ý thích của những thân nhân trong gia đình. Nếu Phật tử thấy có nhân duyên thích hợp với bộ Kinh nào thì cứ đọc tụng bộ Kinh đó. Bởi Kinh nào cũng đều do Phật nói cả. Vấn đề không phải ở nơi sự chọn lựa Kinh nào để tụng, mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm thành ý trong khi tụng niệm.

Nếu Phật tử thấy có nhân duyên thích hợp với bộ Kinh nào thì cứ đọc tụng bộ Kinh đó. Bởi Kinh nào cũng đều do Phật nói cả. Vấn đề không phải ở nơi sự chọn lựa Kinh nào để tụng, mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm thành ý trong khi tụng niệm.

Nếu Phật tử thấy có nhân duyên thích hợp với bộ Kinh nào thì cứ đọc tụng bộ Kinh đó. Bởi Kinh nào cũng đều do Phật nói cả. Vấn đề không phải ở nơi sự chọn lựa Kinh nào để tụng, mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm thành ý trong khi tụng niệm.

Chúng ta không nên có quan niệm rằng phải tụng đọc Kinh Địa Tạng thì người mất mới được chóng siêu thoát. Bởi Kinh Địa Tạng đặc biệt là chuyên dành để cầu siêu bạt độ vong linh cho những người mới mất. Còn như đọc tụng các Kinh khác như: Di Đà hay Vu Lan Báo Hiếu, thì người mất lâu được siêu thoát. Bởi những Kinh nầy sức gia hộ độ trì của chư Phật, Bồ tát không được mạnh mẽ bằng Kinh Địa Tạng. Đó là những quan niệm hết sức sai lầm mà Phật tử chúng ta nên tránh.

Có người còn nói, nếu chỉ tụng đọc kinh không thôi mà không có trì chú thì hương linh của người mất cũng khó được siêu thoát. Bởi đọc kinh không có linh nghiệm bằng trì chú. Có người bảo, muốn cho hương linh chóng được thác sanh về cảnh giới an lành thì phải tụng Kinh Pháp Hoa hoặc Kinh Đại Bát Niết Bàn... Người nói như thế quả thật là họ chưa hiểu gì về ý nghĩa của các kinh điển mà Phật nói cả. Đâu phải kinh điển Phật nói ra là chuyên để tụng đọc cầu nguyện siêu độ cho người chết.

Nếu vậy, thì còn gì ý nghĩa sự ra đời độ sinh của đức Phật? Bởi đức Phật ra đời là để độ sinh chớ đâu phải để độ tử. Nói chung, đã là kinh Phật thì bộ kinh nào chúng ta cũng có thể tụng đọc được cả. Vì kinh nào cũng có công năng thù thắng là phá trừ mê mờ, vọng chấp, khai thông nguồn tuệ giác cho tất cả chúng sinh, mà thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi là: "Chuyển mê khai ngộ".

Điều quan trọng là khi tụng niệm, Phật tử và những người thân hay bạn bè, tất cả đều phải chí thành tha thiết để tụng niệm.

Điều quan trọng là khi tụng niệm, Phật tử và những người thân hay bạn bè, tất cả đều phải chí thành tha thiết để tụng niệm.

Nếu tụng đọc kinh điển Phật dạy chỉ để cầu siêu cho người chết không thôi, hiểu thế thì thật là oan uổng cho chư Phật lắm! Và như thế thì còn gì là đạo Phật? Chúng ta không nên có những quan niệm hời hợt và hiểu sai lệch đạo Phật như thế. Hiểu thế, thì chúng ta sẽ đắc tội với Phật pháp vậy.

Trở lại vấn đề trên, như tôi đã nêu ra những quyển Kinh như: Kinh Địa Tạng. Kinh Di Đà, Kinh Vu Lan Báo Hiếu, tùy Phật tử chọn lựa bộ kinh nào thích hợp để trì tụng cũng đều được cả. Điều quan trọng là khi tụng niệm, Phật tử và những người thân hay bạn bè, tất cả đều phải chí thành tha thiết để tụng niệm. Có thế, thì hương linh của người quá cố mới được có phần lợi lạc vậy. Còn siêu thoát hay không, phần lớn là còn tùy thuộc vào nghiệp nhân của người mất đã gây tạo.

Kính chúc Phật tử có đủ niềm tin và trí sáng trong việc hành trì tu tập để có được lợi lạc hạnh phúc trong nếp sống bình nhật.

Người mất lâu cầu siêu có được siêu thoát không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Xem thêm