Hạt minh châu, cây tích trượng Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?
Biểu thị cho ánh sáng trí tuệ đó là viên minh châu trong lòng bàn tay trái của đức Địa Tạng. Viên minh châu có công năng soi sáng tất cả chốn ngục hình tối tăm để cho chúng sanh nương theo ánh sáng đó mà được thoát khỏi chốn tối tăm ngục hình.
Khi gặp khó khăn đổ thừa nghiệp quả liệu có đúng?
Hỏi: Kính thưa thầy, con thấy Bồ Tát Địa Tạng trong lòng bàn tay trái của Ngài có cầm hạt minh châu còn tay phải của Ngài thì cầm cây tích trượng, con không hiểu điều đó tượng trưng cho ý nghĩa gì? Kính mong thầy giải đáp cho.
Đáp: Đó là hình ảnh tượng trưng cho một ý nghĩa rất thâm sâu. Đức Bồ tát Địa Tạng mang hình ảnh của một vị xuất gia, Tỳ kheo. Trong khi đó các vị Bồ tát khác phần nhiều lại hiện thân cư sĩ. Như chúng ta đều biết, Bồ tát Địa Tạng có một thệ nguyện rất rộng lớn:
Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề.
Nghĩa là:
Nếu còn một chúng sanh nào trong địa ngục, thì Ngài thệ nguyện là không thành Phật. Khi nào cứu độ hết chúng sanh, thì Ngài mới thành Phật, tức chứng quả Bồ đề. Nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không đây? Và làm sao có thể độ hết chúng sanh? Trong bốn loài chúng sanh (thai, noãn, thấp, hóa), chỉ riêng loài thai sanh như loài người của chúng ta thôi, thử hỏi biết bao giờ Ngài mới độ hết? Chính vì vậy mà ta thấy bản nguyện của Ngài thật là rộng lớn vô biên không thể nào suy lường được. Vì xứng theo bản nguyện độ sanh của Ngài nên hình ảnh của Ngài phải là con người giải thoát (xuất gia). Mình có giải thoát thì mới có thể độ chúng sanh được giải thoát như mình. Vì thế, nên người ta tạc tượng Ngài để tôn thờ qua hình ảnh của một con người siêu thoát. Với mục đích là để cho chúng sanh phát tâm hâm mộ để cầu Ngài độ thoát. Tuy nhiên, muốn cứu độ chúng sanh, tất nhiên phải cần đến những phương tiện. Tích trượng và minh châu là hai vật thể được tượng trưng nhằm cảnh tỉnh thức nhắc chúng sanh nên hồi quang phản chiếu lại tự tâm mình.
Thường tạo nghiệp lành để sống an vui
Tích trượng là một pháp khí thỉnh thoảng chúng ta hay thấy các nhà sư thường dùng. Đây là vật mà đức Phật và tăng đoàn thời xưa thường hay sử dụng. Xưa kia, đức Phật và các vị tăng đoàn khi đi khất thực, vai mang bình bát, tay cầm tích trượng. Tích trượng có hai công dụng:
- Một là, khi đến trước cửa nhà người, thì rung tích trượng reng reng để người trong nhà biết mà mang thức ăn ra cúng dường.
- Hai là, dùng nó trong lúc đi đường. Bởi Ấn Độ thời xưa rắn rết rất nhiều. Nhất là những con đường có cây cỏ bụi rậm um tùm nên cần phải dùng gậy xua đuổi chúng nó để khỏi bị họa hại.
Còn trên đầu tích trượng có mười hai khoen là tượng trưng cho mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên gồm có: "Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử". Đó là một chuỗi xích mà chúng sanh luôn bị nó trói buộc phải chịu nhiều đau khổ. Chính đức Phật là người đã giác ngộ mười hai nhân duyên nầy mà Ngài thành Phật. Từ đó, Ngài cũng đem lý nhân duyên nầy để cảnh tỉnh hóa độ chúng sanh. Nếu ai muốn giải thoát thì trước tiên cũng phải ngộ lý mười hai nhân duyên. Bồ tát Địa Tạng sở dĩ tay mặt của Ngài cầm tích trượng có mười hai khoen là nhằm nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng: Ngài luôn sử dụng pháp thập nhị nhân duyên để cảnh tỉnh chúng sanh. Nhờ sự cảnh tỉnh thức nhắc của Ngài mà chúng sanh nhận được chơn lý, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ.
Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên, cần phải có ánh sáng trí tuệ. Vô minh là đầu mối của mười hai nhân duyên và cũng là đầu mối làm cho chúng sanh phải đau khổ. Vì vô minh che đậy tánh sáng suốt nên chúng sanh mới gây tạo nhiều nghiệp ác. Bởi do thiếu ánh sáng trí tuệ, nên không thấu rõ được đầu mối của vô minh. Từ đó mới có ra chấp ngã, chấp pháp. Ánh sáng trí tuệ phát khởi thì bóng tối vô minh sẽ không còn. Biểu thị cho ánh sáng trí tuệ đó là viên minh châu trong lòng bàn tay trái của đức Địa Tạng. Viên minh châu có công năng soi sáng tất cả chốn ngục hình tối tăm để cho chúng sanh nương theo ánh sáng đó mà được thoát khỏi chốn tối tăm ngục hình.
Vì vậy, hễ có một niệm vô minh dấy lên thì liền đó có ánh sáng trí tuệ chiếu đến. Khi đã có trí tuệ thì vô minh không còn. Mà gốc vô minh không còn, thì những thứ ngọn ngành theo đó cũng bị phá vỡ tiêu tan. Sư biểu trưng đó nói lên ý nghĩa tu hành rất cụ thể. Bởi người tu, bất cứ tu pháp môn nào cũng phải sử dụng trí tuệ đứng đầu. Nếu không có trí tuệ thì làm sao chiếu phá vô minh? Không chiếu phá vô minh phiền não thì làm sao được giải thoát? Do đó, bên cạnh vô minh là phải có trí tuệ. Đó là một ý nghĩa tiêu biểu rất thâm huyền và cũng rất thực tế trong việc tu hành giải thoát vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm