Chánh niệm không phải là một công cụ, một phương tiện mà là một con đường
Nếu có chánh niệm thì luôn luôn có tà niệm. Tà niệm luôn đi đôi với tà kiến và tà tư duy. Vì vậy, những loại niệm nào đưa tới tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp thì không phải là chánh niệm.
Ta có thể sử dụng một dụng cụ để làm nhiều việc, ví dụ ta dùng dao để chặt cây, cắt gọt rau quả v.v. nhưng cũng có người dùng dao để đi ăn cướp, để giết người. Chánh niệm không phải là con dao mà ta có thể dùng để làm cả những chuyện tốt lẫn những chuyện xấu. Chánh niệm không phải là một công cụ. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta cho chánh niệm là một công cụ, chúng ta nghĩ rằng có thể dùng chánh niệm để trị liệu, để hòa giải hoặc làm ra nhiều tiền, hoặc để giết kẻ thù cho hay hơn.
Chánh niệm không phải là một phương tiện hay một công cụ mà là một con đường. Bởi vì chánh niệm là một trong tám chi phần của Bát chánh đạo. Chánh niệm thuộc về chánh đạo (samyak marga). Nếu ta lấy chánh niệm ra khỏi bối cảnh của chánh đạo thì nó không còn là chánh niệm nữa. Đây là điều rất quan trọng!
Chánh đạo (right path) là con đường đúng đắn, bắt đầu bằng chánh kiến (right view). Chánh kiến là cái thấy vượt thoát mọi sự kỳ thị, giận hờn và sợ hãi. Vì vậy, nếu chánh niệm không chuyên chở chánh kiến trong đó thì không phải là chánh niệm thật sự.
Chánh đạo là sự thật thứ tư của Tứ đế, mà chánh niệm là một thành phần trong đó. Chánh đạo là con đường đúng đắn đưa tới hạnh phúc, tức là đưa tới sự thật thứ ba của Tứ đế.
Tà đạo (wrong path) ngược lại với chánh đạo, đó là con đường đưa tới sự thật thứ nhất tức là khổ. Ta có thể nhìn sự thật thứ hai của Tứ Đế như là một con đường, con đường sai lầm (tà đạo). Con đường sai lầm bắt đầu bằng cái thấy sai lầm, tức tà kiến (wrong view). Cái gì đưa tới cái thấy sai lầm? Tà niệm, tà định đưa tới tà kiến. Và tà kiến đưa tới tà tư duy, tà ngữ và tà nghiệp.
Cho nên, chánh niệm nằm trong chánh đạo, và tà niệm thuộc về tà đạo. Rất rõ ràng. Ta phải phân biệt được chánh niệm với tà niệm. Danh từ chánh niệm và tà niệm đã có từ thời của Bụt. Nếu có chánh niệm thì luôn luôn có tà niệm. Tà niệm luôn đi đôi với tà kiến và tà tư duy. Vì vậy, những loại niệm nào đưa tới tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp thì không phải là chánh niệm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mỗi tần số năng lượng đều có vẻ đẹp riêng
Sống an vui 13:00 02/11/2024Mỗi người trong chúng ta, dù sống giữa một thế giới chung, lại sở hữu một tần số năng lượng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt không ai giống ai.
Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi
Sống an vui 07:45 02/11/2024Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người khác.
Hóa thân một kiếp cũng vì chữ duyên
Sống an vui 18:00 01/11/2024Dẫu đời trôi chảy mênh mông/ Vui buồn cũng hóa dòng sông xuôi dòng/ Thân này một kiếp hư không/ Nào hay tan hợp cũng vòng tử sinh.
Đối diện thị phi bằng tâm thái an nhiên
Sống an vui 09:50 01/11/2024Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối diện với thị phi. Thị phi, dù là đúng hay sai, có thể dễ dàng khiến ta cảm thấy tổn thương, thậm chí mất đi niềm vui và bình yên trong tâm hồn. Vậy làm thế nào để đối diện với thị phi một cách an nhiên?
Xem thêm