Chánh niệm trong cơn đau bệnh tột cùng
Cách đây không lâu, tôi bệnh rất trầm trọng, có lẽ đây là căn bệnh ngặt nghèo nhất trong cuộc đời. Tôi yếu đến nỗi không còn sức để mở mắt, ngay cả mở miệng để nói một câu gì, thấy khó như phải nhấc tảng đá nặng.
Thân thể sưng vù, hơi thở nặng nề khó khăn vì những mụt nhọt đầy trong cuống họng. Thân mình đau nhức tột cùng, ối mữa không ngừng và nằm liệt không ngồi dậy nổi. Tôi gầy ốm đến độ chỉ còn da bọc xương, máu còn rất ít và mỏi mẹt đến độ nằm ngửa đau quá, muốn nhờ người trở mình cũng không mở miệng nói được.
Trong cơn đau tột cùng như thế lấy ai làm bạn đây? Bên cạnh tôi lúc ấy có rất nhiều người chầu, chịu săn sóc, nhưng có ai biết tôi đau đớn kinh hoàng đến mức nào? Còn một chuyện duy nhất mà tôi có thể làm là hành thiền. Tôi ghi nhận những giác bức xúc, tâm khó chịu dãy dụa và suy nghĩ: khổ quá! Đau quá.
Tôi im lặng quan sát và Chánh Niệm, dần dà những suy nghĩ bức xúc giảm dần và tôi cảm nghe yên bình vì tâm sân đã dang ra.
Tâm tôi quân bình: Upekha: Không vui, không khổ, không mong muốn gì hết, tâm tự tại, không giao động nữa và chấp nhận bất cứ điều gì. Những gì xảy ra đều do nhân duyên và chấm dứt vì nhân duyên không còn. Bệnh dứt mình sẽ lành, thoải mái, chấp nhận tất cả và Chánh Niệm liên tục.
Lời Đức Phật dạy: "Hãy để cho thân đau, đừng để cho tâm đau!" Trời ơi tôi hiểu thật sâu xa, thấm thía hết dường nào. Tôi khẩn khoản nhắn nhủ: Phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, thực tập, phát triển và trao dồi Chánh Niệm để Chánh Niệm mãi mãi ở gần bạn và nhớ làm ngay bây giờ, đừng chờ đợi khất hẹn...
Trích bài Pháp "Cô đơn giữa chốn đông người"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm