Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/06/2021, 13:57 PM

Chánh pháp là hạnh phúc tối thượng

Vua A Xà Thế phạm tội soán ngôi vua cha, giam vua cha vào ngục tối, không cho thăm nuôi, không cho cung cấp thực phẩm. Hậu quả là vua A Xà Thế bị bệnh nặng, thuốc không chữa khỏi.

Nhà vua tìm đến đức Phật cầu xin phương thuốc cứu mạng. Sau khi được đức Phật khai tâm, mở bày phương pháp sám hối, bệnh dần dần thuyên giảm, nhà vua phát tâm quy y, trở về với chánh pháp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tu học chánh pháp là cơ hội để tạo ra một thế giới tốt đẹp

Một hôm, vua A Xà Thế hỏi đức Phật:

- Kính bạch đức Thế Tôn, tại sao con thấy nhiều người rất tôn kính gần gũi đức Thế Tôn, trong khi con có nhiều oai quyền của một vị vua, mà sao ít người thân cận với con, họ xa lánh con, có nhiều người còn tỏ thái độ chống lại thế lực của con. Kính mong đức Thế Tôn giải bày để con được yên tâm.

- Với tâm thái vô cùng an lạc, hoan hỷ, đức Phật nhìn vua A Xà Thế bằng tấm lòng cảm thông chia sẻ. Đức Phật không trả lời trực tiếp câu hỏi của nhà vua, mà Ngài khéo léo dẫn giải tinh thần cao thượng, nhân văn nhân bản của chánh pháp để tháo gỡ nghi vấn đã nêu trên. Ngài dạy: “An lạc là hạnh phúc tối thượng đối với những ai phát tâm tu tập hành trì theo chánh pháp. An lạc là tự tại, tự chủ, không bị trói buộc, không bị phiền não đau khổ chi phối. Tất cả các pháp môn trong chánh pháp đều đem lại an lạc giải thoát, cũng như nước trong các biển cả đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn”. Tính chất an lạc giải thoát của chánh pháp được thấm nhuần lan tỏa trong nhiều trường hợp hiện thực của đời sống tu tập như sau:

1. Những ai tu tập hành trì chánh pháp, nhân cách được tôn trọng, giá trị được nâng cao, không còn bị khinh chê kỳ thị, được bình đẳng trong cách đối xử. Được bình đẳng, được tôn trọng là hạnh phúc tối thượng, hạnh phúc này không tìm ở đâu có được, ngoài chánh pháp cao thượng.

2. Những ai tu tập hành trì chánh pháp, tâm được an tịnh, thân được trong sạch nhờ phát nguyện vâng giữ các giới điều một cách sáng suốt, cho nên không phạm phải nhiều lỗi lầm, không bị phạm tội hủy hoại chánh giới. Không sai phạm lầm lỗi là một hạnh phúc. Hạnh phúc này đem lại an lạc thanh tịnh thật sự.

3. Những ai tu tập hành trì chánh pháp có được đời sống thiểu dục tri túc, tài sản chỉ có 3 y, 1 bát, cho nên không bận tâm cất chứa, không sợ bị mất mát, không lo sợ, không có oán thù, tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản. Không bị tài sản trói buộc, không sợ bị mất mát là một hạnh phúc rất lớn.

4. Những ai tu tập hành trì chánh giới xa lìa dục vọng đam mê, không bị vướng bận các pháp thế gian, không bị danh lợi làm mờ mắt trí, không bị duyên trần tác động lôi kéo, an lạc tự tại trước mọi hoàn cảnh. Sống an lạc tự tại tự chủ là một hạnh phúc rất lớn.

5. Những ai tu tập hành trì chánh pháp, tâm định ý chơn, không sầu não bất an, luôn luôn an trụ trong chánh niệm, hoan hỷ tinh tấn vượt qua tâm lý buông lung, ỷ lại, giải đãi, thẳng tiến trên con đường tìm cầu giải thoát. Có chánh niệm là có an lạc, có chánh niệm là có hỷ lạc, có chánh niệm là viễn ly điên đảo mộng tưởng. Cho nên vui trong chánh niệm là một hạnh phúc rất lớn.

6. Những ai tu tập hành trì chánh pháp, luôn luôn quán chiếu nội tâm, dứt bặc các vọng tưởng tà niệm, cho nên trí tuệ phát sinh, thấy rõ tánh không của các pháp, thấu triệt nguyên lý duyên khởi là thật tướng của các pháp vốn không cố định không đơn thuần, mà luôn luôn tương tác vận hành theo quy luật tự nhiên. Nhờ có trí tuệ mới phá vỡ được thành trì cố chấp tà kiến, điên đảo, thẳng tiến lên bầu trời tự tại giải thoát.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực hành chánh pháp mới là cúng dường Như Lai

Trí tuệ chính là cửa ngõ, là bầu trời hạnh phúc rộng mở, là chánh đạo đưa đến Niết bàn tịch tịnh.

 - Này Đại Vương! Hạnh phúc mà những ai tu tập theo chánh pháp của Như Lai, thật sự là những thành quả rất hữu ích cho con người và xã hội. Một đất nước muốn có hòa bình hạnh phúc lâu dài không chỉ xây dựng trên quyền lực mà phải được thực hiện bằng cách áp dụng tinh thần từ bi trí tuệ bình đẳng của chánh pháp. Một nhà vua muốn thành công trong pháp trị quốc an dân phải biết vận dụng các phương pháp đã nêu trên để làm nền tảng cho xã hội, và cho chính uy tín của Đại Vương nữa.

Sau khi nghe đức Phật trình bày những thành quả mà người tu tập theo chánh pháp đạt được, nhà vua phát nguyện hết lòng phụng sự Tam bảo, và hứa sẽ cai trị đất nước bằng con đường đạo đức tâm linh, bằng phương pháp tuyển dụng người tài đức trong sự nghiệp trị quốc an dân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm