Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/01/2020, 07:04 AM

Chết là một điều tự nhiên, không thể tránh khỏi trong cuộc đời

Sự vô thường tinh tế là đề cập đến những chuyển biến âm thầm từng sát na trong tất cả các pháp hữu tình và vô tình. Đức Phật dạy rằng các pháp không còn giữ nguyên thể giống nhau từ sát na này sang sát na khác mà chúng thay đổi liên tục.

 >>Kiến thức

Có người thỉnh thoảng nghĩ chết như là một hình phạt cho những điều xấu mà họ đã làm, hoặc là một thất bại hay sai lầm, nhưng thật ra nó không phải như vậy. Đây chỉ là một phần tự nhiên xảy ra trong đờisống như mặt trời mọc và lặn; các mùa đến và đi; hoa đẹp và héo tàn; con người và những sinh mệnhkhác được sinh ra, sống một thời gian và rồi sẽ chết.

Sự vô thường tinh tế là đề cập đến những chuyển biến âm thầm từng sát na trong tất cả các pháp hữu tình và vô tình.

Sự vô thường tinh tế là đề cập đến những chuyển biến âm thầm từng sát na trong tất cả các pháp hữu tình và vô tình.

Bài liên quan

Một trong những học thuyết quan trọng mà Đức Phật đã giải thích và hướng dẫn cho chúng ta quán chiếu là chân lý của sự vô thường: mọi thứ đều phải thay đổi và hoại diệt. Có hai khía cạnh của vô thường: tổng quan và tinh tế. Sự vô thường tổng quan là đề cập đến thực tại các pháp được tạo ra - bao gồm con người và các sinh vật khác, tất cả các hiện tượng trong tự nhiên và mọi thứ do nhân tạo sẽ không bao giờ tồn tại mãi mãi, mà chỉ hiện hữu ở một thời điểm nào đó thôi, như chính Đức Phật đã nói:

Cái gì được sinh ra, cái đó sẽ hoại diệt

Cái gì được tụ lại, cái đó sẽ tan rả

Cái gì được tích lũy, cái đó sẽ cạn kiệtCái gì được xây dựng, cái đó sẽ sụp đổ.

Cái gì được đưa lên, cái đó sẽ sụp xuống.

Và:

Sự hiện hữu của chúng ta thoáng qua như những đám mây mùa thu.

Quán chiếu sự sanh và chết của chúng ta giống như sự chuyển động của một điệu nhảy.

 Đời giống như tia chớp trên trời, vừa sáng liền tắt, giống như thác nước đổ nhanh xuống triền dốc núi.

Đức Phật dạy rằng các pháp không còn giữ nguyên thể giống nhau từ sát na này sang sát na khác mà chúng thay đổi liên tục.

Đức Phật dạy rằng các pháp không còn giữ nguyên thể giống nhau từ sát na này sang sát na khác mà chúng thay đổi liên tục.

Bài liên quan

Sự vô thường tinh tế là đề cập đến những chuyển biến âm thầm từng sát na trong tất cả các pháp hữu tình và vô tình. Đức Phật dạy rằng các pháp không còn giữ nguyên thể giống nhau từ sát na này sang sát na khác mà chúng thay đổi liên tục. Điều này được nhà vật lý hiện đại Gary Zukav xác nhận trong tác phẩm Các Bậc Thầy Vật Lý Nhảy Múa (The Dancing Wu Li Masters) như sau:

“Mỗi sự tương tác giữa các phân tử (dạng nhỏ vi tế của nguyên tử) bao gồm sự hủy hoại của các phân tử cũ và sự hình thành của các phân tử mới. Thế giới phân tử như một điệu nhảy liên tục của sanh-diệt, của trạng thái từ khối lượng thay đổi thành năng lượng và ngược lại từ năng lượng chuyển hóa thành khối lượng. Sự chuyển đổi đã cho thấy trạng thái hiện tượng và bản chất của sự hiện hữu, tạo ra một thật tại của phân tử mới tiếp tục được tạo ra không bao giờ dứt.”

Mọi người có thể sợ rằng việc chấp nhận và nghĩ về cái chết sẽ khiến họ trở nên khốn khổ, hoặc làm hỏng sự ham muốn của họ về những thú vui của cuộc đời.

Mọi người có thể sợ rằng việc chấp nhận và nghĩ về cái chết sẽ khiến họ trở nên khốn khổ, hoặc làm hỏng sự ham muốn của họ về những thú vui của cuộc đời.

Bài liên quan

Đức Phật đã khéo léo giảng về trạng thái không thể tránh khỏi cái chết cho một trong những đệ tử của ngài là cô Kisa Gotami. Cô Kisa Gotami đã kết hôn và hạ sanh một đứa con trai kháu khỉnh. Khi được một tuổi, bé bị bệnh và chết. Không chịu nỗi sự đau khổ và không chấp nhận cái chết của đứa con, cô Kisa Gotami ôm chặt con và hối hả chạy tìm người có thể cứu con trai của cô sống lại. Cuối cùng cô gặp Đức Phật và cầu xin Ngài giúp đỡ cô. Đức Phật đồng ý với một yêu cầu là cô phải mang đến cho Ngài bốn hoặc năm hạt mù tạt (hạt cải) từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết.

Cô Kisa Gotami đi từ nhà này sang nhà khác trong làng và mặc dù tất cả mọi người sẵn sàng cho cô ấy một ít hạt mù tạt, nhưng cô không thể tìm thấy một ngôi nhà nào mà chưa có người chết. Dần dần cô nhận ra rằng ai cũng phải chết, nên cô quay lại với Đức Phật, chôn cất con mình và xin quy y, trở thànhmột trong những người theo Ngài. Dưới sự hướng dẫn trí tuệ của Đức Phật, cô đã đạt được Niết Bàn, hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Từ chối cái chết sẽ làm cho chúng ta căng thẳng; chấp nhận nó lại mang đến sự an bình trong tâm.

Từ chối cái chết sẽ làm cho chúng ta căng thẳng; chấp nhận nó lại mang đến sự an bình trong tâm.

Bài liên quan

Mọi người có thể sợ rằng việc chấp nhận và nghĩ về cái chết sẽ khiến họ trở nên khốn khổ, hoặc làm hỏng sự ham muốn của họ về những thú vui của cuộc đời. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, điều này lại trái ngược. Từ chối cái chết sẽ làm cho chúng ta căng thẳng; chấp nhận nó lại mang đến sự an bình trong tâm. Và điều này giúp chúng ta ý thức được những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống - ví dụ, lòng tốt, yêu thương, trung thực và vị tha - để chúng ta sẽ đưa năng lượng hướng thượng tích cực vào những điều đó và tránh làm những gì sẽ khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi và hối tiếc khi đối mặt với cái chết.

Trích: Cách chuẩn bị chết - SANGYE KHADRO

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm