Chấp nhận và chuẩn bị chết
Quán tưởng về cái chết sẽ tạo ra cảm giác cần chuẩn bị phút cận tử nghiệp cho bản thân chúng ta. Có nhiều phương pháp khác nhau sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi, tham luyến và những cảm xúc khác có thể nảy sinh vào thời điểm chết và khiến tâm trí của chúng ta bị quấy rầy.
Trong Kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật dạy:
“Trong tất cả mùa cày cấy, cày vào mùa thu là tối thượng.
Trong tất cả dấu chân của loài thú rừng, dấu chân voi là lớn nhất.
Trong tất cả các nhận thức, nhận thức về cái chết và sự vô thường là tối cao.”
Nhận thức và quán tưởng về cái chết là cực kỳ quan trọng trong Phật giáo bởi lẽ có hai lý do chính:
Do giác tỉnh cuộc sống là tạm bợ, chúng ta sẽ dùng thời gian của mình một cách sáng suốt, làm việc tích cực, lợi ích, đạo đức, và tránh xa những hành động xấu tiêu cực, phi đạo đức. Kết quả của việc này là chúng ta sẽ có thể chết mà không bị hối tiếc, và sẽ được tái sinh may mắn trong kiếp sống kế tiếp.
Quán tưởng về cái chết sẽ tạo ra cảm giác cần chuẩn bị phút cận tử nghiệp cho bản thân chúng ta. Có nhiều phương pháp khác nhau (ví dụ như tụng kinh cầu nguyện, thiền định, và quán tưởng) sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi, tham luyến và những cảm xúc khác có thể nảy sinh vào thời điểm chết và khiến tâm trí của chúng ta bị quấy rầy, phiền não và thậm chí tiêu cực. Chuẩn bị cho cái chết sẽ giúp chúng ta chết một cách an bình, tự tại với một trạng thái tâm rõ ràng và hướng thượng.
Lợi ích của việc quán tưởng về cái chết có thể được chứng thực bởi kết quả của trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm cận tử xảy ra khi mọi người bắt đầu bước vào trạng thái chết. Ví dụ, trên một bàn mổ hoặc trong một tai nạn xe hơi, nạn nhân bị chết, nhưng sau đó họ sống lại và kể những trải nghiệm mà họ trải qua. Như Sogyal Rinpoche đã chỉ ra trong cuốn sách Tử Thư Tây Tạng (trang 29):
“Có lẽ một trong những điều quan tâm nhất là làm thế nào trải nghiệm cận tử và có thể chuyển hóa cuộc sống của những người đã trải qua nó. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý một chuỗi các sự kiện đáng ngạc nhiên về kết quả và sự chuyển đổi: giảm nỗi sợ hãi và chấp nhận sâu sắc hơn về cái chết; gia tăng sự quan tâm giúp đỡ người khác; nâng cao tầm quan trọng của tình thương; bớt theo đuổi thú vui vật chất; phát triển niềm tin tôn giáo và ý nghĩa tinh thần của cuộc sống; và, tất nhiên, sự cởi mở hơn với niềm tin vào thế giới bên kia tức thuyết tái sanh.
>>Nghiên cứu về sự tái sinh và cuộc sống sau khi chết Phật tử nên đọc
Trích: Cách chuẩn bị chết
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm