Chỉ có thể thiền tập ở thiền đường là đúng hay sai?
Thiền đường được thiết kế với mục đích chính là phục vụ người tập thiền. Thế nhưng, không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể thiền tập ở thiền đường. Trong mọi hoàn cảnh, mọi không gian, thời gian, ta đều có thể làm được điều này. Bất cứ nơi nào, ta đều có thể dành ra vài phút để thiền tập.
Hiểu rõ về thiền
Bản chất của thiền là buông xả. Thiền giúp con người buông bỏ được những khổ đau, muộn phiền từ cuộc sống. Qua đó, người ta dễ có được cảm giác an trụ, bình yên ở cả thân và tâm.
Muốn có được điều này, người thiền tập cần phải dõi theo hơi thở, từ bỏ những suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Có như thế, thân mới được an, tâm mới được lạc.
Như vậy, khi ta buông xả được những suy nghĩ, muộn phiền, và tập trung vào hơi thở, như thế cũng được coi là thiền tập. Trong mọi không gian, hoàn cảnh, người thiền tập cũng có thể làm được điều này. Do đó, không phải chỉ có ở thiền đường chúng ta mới có thể thực tập tìm đến an vui.
Về "Độc cư, thiền định, kham nhẫn, tri túc" trong mùa Cô-Vi 19
Vậy thiền tập ở thiền đường có phải là điều bắt buộc?
Mục đích chính của thiền đường là phục vụ người thực tập. Ở đây thường được cung cấp đầy đủ các dụng cụ cần thiết để phục vụ người tập thiền.
Không gian ở các thiền đường có thể kín (phòng tập) hoặc mở (vườn cây, hồ nước…). Một số nơi còn có các chuyên gia về thiền hỗ trợ, hướng dẫn người tập. Do đó, người thực tập sẽ có được một không gian thiền phù hợp, thoải mái, tránh mắc phải sai lầm trong tư thế thiền.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện đến thiền đường, chúng ta cũng có thể thiền tập ở mọi nơi. Bởi lẽ, thiền là làm chủ thân và tâm. Chỉ cần thân tâm không bị xao động bởi các yếu tố bên ngoài, thì đâu đâu ta cũng có thể thiền hành.
Hiểu sai về mục đích của thiền định, bạn khó giải thoát khỏi luân hồi sinh tử
Có thể tập thiền ở đâu khác hay không?
Phòng ở, nhà tắm, bàn ăn, công viên, siêu thị… tất cả đều có thể biến thành thiền đường. Chỉ cần một chỗ ngồi, một chậu cây, một chút ánh sáng, ta đã có thể thiền tập trong chính ngôi nhà của mình. Thậm chí, chỉ cần có nơi để ngồi, thì bất cứ đâu ta cũng có thể tập trung vào thân tâm.
Đi siêu thị, nên mệt mỏi quá, chúng ta đều có thể ngồi xuống, lắng nghe hơi thở mình. Chẳng ai cấm cảm ta làm điều này. Hay từ bãi xe lên văn phòng, từ văn phòng xuống bãi xe… ta cũng có thể giúp tâm an trụ bằng cách đi chậm, hít thở sâu và lắng nghe lòng mình.
Thiền tập đơn giản chỉ có thế. Chúng ta có thể thực tập ở bất cứ câu, bất cứ nơi nào. Đừng nghĩ chỉ có khi đến thiền đường, ta mới có thể thiền tập. Và cũng đừng nghĩ chỉ khi có nhiều thời giờ rảnh, ta mới có thể lắng nghe bản thân mình.
Bản chất của thiền là tĩnh tâm, là buông xả, là an vui. Vì vậy, chỉ cần dành ra vài phút để đi, đứng, nằm, ngồi và lắng nghe hơi thở, ta đã có thể thiền tập.
> Xem thêm video "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm