Hiểu sai về mục đích của thiền định, bạn khó giải thoát khỏi luân hồi sinh tử
Nhờ công phu tu tập thiền định tỉnh giác lúc còn sống, đến khi bạn trải qua giai đoạn trung gian của cái chết và sau cái chết, bạn cần tỉnh thức và nhận biết rất rõ ràng về những gì mình đang trải qua.
Khái niệm giải thoát và giải thoát sinh tử trong đạo Phật
Nhiều hành giả sơ cơ và Phật tử sơ phát tâm không nhận thức được rằng việc rèn luyện, thực tập tâm tỉnh giác là một đòi hỏi thiết yếu. Trái lại, họ thực tập thiền định nhưng không hề có sự tỉnh giác và chính niệm, họ chỉ hành thiền vì ưa thích và chấp vào cảm giác an bình, tịch lặng mà thôi. Họ mong muốn được đắm chìm trong cảm giác này. Họ quan niệm rằng mục đích của thiền định là để giúp họ lấy lại được quân bình và an tĩnh nội tâm. Thiền dường như là một pháp tu thời thượng nhằm đem lại cho người hành thiền cảm giác tĩnh tâm vốn đang được ưa chuộng. Họ không muốn nói về sự tỉnh giác bởi cho rằng tỉnh giác và tư duy quán chiếu sẽ làm xáo trộn tâm họ vốn đang an tĩnh trong thiền định. Vì vậy, họ không muốn thực tập tỉnh giác, cho rằng có thể gác chủ đề đó qua một bên. Thực tế này thật đáng buồn. Những hành giả đó đã tốn biết bao công phu, sức lực để thực tập thiền định mà không hiểu chút gì về yếu chỉ của thiền.
Nhờ công phu tu tập thiền định tỉnh giác lúc còn sống, đến khi bạn trải qua giai đoạn trung gian của cái chết và sau cái chết, bạn cần tỉnh thức và nhận biết rất rõ ràng về những gì mình đang trải qua. Khi trải nghiệm giai đoạn về những luồng ánh sáng màu sắc khác nhau, bạn cần nhận thức rõ rệt điều này có nghĩa là gì thay vì sợ hãi, hoảng sợ và trốn chạy. Nếu bạn không nhận thức được như vậy thì thiền định để tĩnh tâm cũng chẳng có nhiều công dụng. Bạn cần trau dồi hiểu biết và rèn luyện, tu tập để có thể tỉnh giác và nhận biết rõ ràng về những gì đang xảy đến với mình ở mọi giai đoạn. Thực tập thiền định để tĩnh tâm sẽ chỉ đem lại cho bạn chút niềm vui thích nhất thời, nó không giúp ích cho bạn trong những thời điểm quyết định của giai đoạn Bardo cái chết như tôi đã đề cập. Bởi vậy, trong bài kệ viết rằng:
Khi thân bắt đầu hình thành tương ứng
Với cõi giới đầu thai tiếp theo
Hiện ánh sáng trắng, đỏ, vàng, lam, đen
Dẫn con đến cõi trời, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục;
Lòng kiền thành con nguyện cầu tha thiết
Xin Thượng sư bi mẫn gia trì
Giúp chúng con chân thật nhận ra
Chúng là năm con đường tương ứng vào các cõi.
Khi thân bắt đầu hình thành tương ứng.
Như vậy, tính từ ngày bạn chết cho đến giai đoạn này của thân trung ấm, thông thường là hai mươi hoặc hơn hai mươi ngày, nhưng trong thực tế quãng thời gian đó còn tuỳ thuộc vào nghiệp của mỗi cá nhân. Nghĩa là, từ thời điểm bạn chết, thông thường, đến giai đoạn này, bạn đã trải qua hai mươi ngày hoặc hơn, với vô vàn những khó khăn, trở ngại trên hành trình Bardo, và bạn đã trải qua không chỉ một vài lần, mà hàng trăm lần, những trải nghiệm vô cùng đáng sợ, trải nghiệm này nối tiếp và lặp lại sự sợ hãi của trải nghiệm trước đó.
Xu hướng của đời sống kế tiếp do nghiệp lực quyết định
Từ giai đoạn này trở đi, bạn đang dần chuyển sang đời sống tiếp theo. Khi đó, bạn dần biểu lộ những xu hướng của đời sống kế tiếp, chẳng hạn, những cảm thụ, khái niệm và hành vi của bạn sẽ thay đổi tương ứng với đời sống mới ấy. Cho đến lúc này, bạn vẫn còn đi hai chân như một chúng sinh trong cõi người. Dù cho bạn không còn thân vật lý nhưng bạn vẫn cảm giác mình đang đi bằng hai chân, và ngôn ngữ bên trong bạn vẫn sử dụng ngôn ngữ loài người, có thể là tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh,... Nhưng từ lúc này trở đi mọi thứ sẽ do nghiệp lực quyết định. Nếu sinh vào cõi Người bạn sẽ có suy nghĩ, hành động tương ứng như một con người, tuy nhiên sẽ không giống với bạn trong kiếp vừa qua, bởi sự ngăn cách và khác biệt giữa đời sống trước với đời sống kế tiếp. Nếu nghiệp dẫn dắt bạn đầu thai vào cõi Súc sinh, làm loài chó, thì ngay lúc này, bạn thấy mình bắt đầu sủa, bắt đầu đi bằng bốn chân, bắt đầu có mọi biểu hiện và hoạt động như của loài chó. Chính nghiệp đã thúc đẩy, chi phối bạn trở nên như vậy. Hoặc nếu nghiệp của bạn là trở thành loài rắn trong đời sống tiếp theo, thì vào giai đoạn này, bạn bắt đầu có xu hướng bò trườn. Thay vì đi bằng hai chân, bạn sẽ bò trườn và cảm thấy rất dễ chịu khi làm như vậy. Từ lúc này trở đi mọi biểu hiện và xu hướng của bạn sẽ thay đổi theo tính chất của đời sống kế tiếp. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào nghiệp của bạn.
Điều kiện để người niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ
Trích "Bardo - Hành trình liễu sinh thoát tử. Hộ niệm người lâm chung"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm