Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/10/2020, 14:35 PM

Chỉ khi lớn lên ta mới hiểu bố mẹ khổ thế nào vì con

Chỉ khi lớn lên, phải đối mặt với tiền bạc, phải tự lo lấy cuộc sống mà không có người thân bên cạnh chúng ta mới hiểu bố mẹ nuôi mình khổ nhường nào.

1. "Con cứ cố gắng học Đại học cho tốt, bố mẹ dù có phải ăn rau ăn cháo cũng lo được tiền học cho con". Và suốt 4 năm trời mỗi ngày với bố mẹ đều không dễ dàng gì.

2. "Con à, cố gắng đợi 2 ngày nữa mẹ bán xong đàn lợn rồi mẹ gửi tiền lên cho đóng học phí nhé". Người con bần thần, đàn lợn con chưa đủ cân, bố mẹ bán chắc phải bán rẻ người ta mới mua.

3. Lúc bố mẹ gửi tiền toàn những tờ tiền có giá trị 10 nghìn, 20 nghìn thậm chí là 2 nghìn, 5 nghìn. Lúc ấy rớt nước mắt. Tiền mẹ đi bán rau buổi sáng nhét cả vào cho bố gửi lên đây mà.

Đến một thời điểm nào đó, ta chỉ mong cha mẹ sống với ta mãi mãi.

Đến một thời điểm nào đó, ta chỉ mong cha mẹ sống với ta mãi mãi.

Cha mẹ là Bụt, đừng đi tìm Bụt ở nơi nào khác

4. Đi làm rồi mới thấy hóa ra cuộc sống này chưa bao giờ là dễ dàng. Để kiếm được đồng tiền phải đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả máu. Đồng nghiệp kèn cựa, đố kị tìm cách đạp ta xuống.

Chẳng bù cho những lúc còn trong vòng tay bố mẹ chẳng phải suy nghĩ, phải lo toan gì. Đó là khi đã có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng của cuộc sống.

5. Cứ yên tâm mà đi chơi với lớp không phải tiếc tiền gì đâu. Tuổi trẻ là phải đi, phải trải nghiệm cho biết không sau này không đi được lại hối hận con à. .

6. Đi học bố mẹ vay tiền nuôi con, tới khi ra trường bố mẹ lại chạy vạy khắp nơi nhờ vả xin việc. Tiền lương chưa biếu bố mẹ được tháng nào thì đã thông báo con muốn kết hôn.

7. Có một người đàn ông sẵn sàng dành tất cả những gì người đó có được cho bạn nhưng lại chẳng bao giờ nói yêu bạn: Đó là bố.

Càng lớn chúng ta càng hiểu nhiều những vất vả của bố mẹ.

Càng lớn chúng ta càng hiểu nhiều những vất vả của bố mẹ.

Phước báu hiếu dưỡng cha mẹ

8. Vì muốn có một bộ quần áo mấy chục nghìn cho con mà mẹ không ngại năn nỉ, kì kèo mặc cả mấy chục phút chỉ để được giảm mấy nghìn.

9. Con chẳng nhớ bố mẹ sinh ngày nào nhưng chưa bao giờ bố mẹ quên sinh nhật con.

10. Bố mẹ ở nhà cần gì phải mặc đẹp nhưng con ra ngoài phải tươm tất cho bằng người.

11. Ở nhà với mẹ cơm có thịt có cá còn chê ỏng eo không muốn ăn. Ra đời cố nhắm mắt mà nhai mì tôm sống.

12. Ra trường chưa kiếm được việc vẫn ngửa tay xin tiền bố mẹ ăn tiêu vì không muốn thua bạn kém bè. Nhưng tới khi thấy tấm lưng bố mẹ ngày một còng đi mới giật mình: Không biết bố mẹ còn lo cho mình được bao lâu nữa.

Dù con lớn vẫn là con của mẹ đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

Dù con lớn vẫn là con của mẹ đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

13. Con gái lấy chồng, người người chúc tụng cười vui nhưng bố mẹ lại nhỏ nước mắt. Chỉ khi nào làm cha làm mẹ rồi mới hiểu được những giọt nước mắt này.

14. Ngày nhỏ đi ngủ hoặc thức dậy không thấy bố hoặc mẹ đâu vẫn cảm thấy bình thường. Nhưng lớn lên đi làm rồi mới biết được rằng, đó là những lúc bố mẹ đang vất vả vì các con.

15. Càng lớn chúng ta càng hiểu nhiều những vất vả của bố mẹ. Bây giờ mỗi khi bố mẹ gọi điện hỏi: “Khi nào con về?” đều thấy sống mũi cay cay. Cố gắng thu xếp thời gian để có thể được về bên gia đình của mình. Bởi vì bố mẹ chúng ta đang già đi rồi đó.

Theo: Webtintuc.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm