Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/05/2024, 09:46 AM

Chín đức của nguyện bố thí

Khi người thí, vật thí và người nhận thí đều thanh tịnh thì tất cả đều được quả báo lớn.

Bố thícúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Nhất là trong mùa an cư kiết hạ, khi chúng Tăng tập trung về một chỗ, không đi hóa duyên thì sự hộ trì của hàng cư sĩ lại càng mạnh mẽ hơn. Ai cũng biết, thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì được phước. Nhưng bố thí để “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận” thì không phải ai cũng tỏ tường.

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có tài vật cùng với tấm lòng rộng mở thì đã có thể tùy duyên bố thí. Quả đúng như vậy, nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ để hình thành nên phước báo lớn. Muốn bố thí có phước báo lớn thì người bố thí, vật được thí và người nhận thí phải đầy đủ chín đức. Thế Tôn đã nói về chín đức của nguyện bố thí như sau:

“Một thời Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ta sẽ nói về chín đức của nguyện bố thí, các thầy khéo suy nghĩ đó, Ta sẽ diễn bày nghĩa ấy.

 Khi ấy các Tỳ-kheo vâng lãnh lời Phật dạy, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Thế nào là chín đức của nguyện bố thí? Tỳ-kheo nên biết, đàn việt cúng thí thành tựu ba pháp, vật được thí cũng thành tựu ba pháp, người nhận vật thí cũng thành tựu ba pháp.

Thế nào là thí chủ đàn-việt thành tựu ba pháp? Ở đây, thí chủ đàn-việt được thành tựu lòng tin, thành tựu thệ nguyện, cũng không sát sanh. Ðó gọi là thí chủ đàn-việt thành tựu ba pháp.

Thế nào là vật được thí thành tựu ba pháp? Ở đây, vật thí thành tựu sắc, thành tựu hương, thành tựu vị. Ðó là vật thí thành tựu ba pháp.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thế nào là người nhận thí thành tựu ba pháp? Ở đây, người được thí thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ. Ðó là người nhận thí thành tựu ba pháp.

Như thế, bố thí thành tựu chín pháp này, được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận. Phàm thí chủ muốn cầu được phước ấy thì nên tìm phương tiện thành tựu chín pháp. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Chín nơi cư trúcủa chúng sanh, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.203)

Mới hay, người có điều kiện về tài vật mà muốn bố thí đúng như pháp thì bản thân họ phải tu tập, ít nhất là thành tựu ba pháp, tức thành tựu lòng tin, thành tựu thệ nguyện và không sát sanh. Lòng tin ở đây chính là tin vào Tam bảo, tin vào phước quả của hạnh bố thí. Chính tấm lòng, thệ nguyện sẻ chia một phần tài vật mà mình kiếm được sẽ góp phần cải thiện phước báo của mình. Nên càng sẻ chia, bố thí và cúng dường thì phước đức càng tăng trưởng. Quan trọng hơn, người thí chủ phải có căn bản về đạo đức, tâm từ sung mãn, biểu hiện cụ thể là tôn trọng sinh mạng, không sát sinh hại vật.

Kế đến, vật thí cũng phải thành tựu ba pháp, tức thành tựu sắc, thành tựu hương, thành tựu vị. Ngày xưa, vật bố thí thường là thực phẩm nên đồ ăn với hình thức đẹp, hương thơm và vị ngon là những tiêu chí để thể hiện rằng thí chủ đã hết lòng, tận tâm trong việc bố thí. Còn ngày nay, để tiện lợi nhiều bề người ta thường bố thí bằng tiền mặt, vậy thì đồng tiền mà mình đem bố thí và cúng dường cũng phải “sạch”, không xuất phát từ sự gian dối, lừa gạt, nhũng nhiễu, giết hại mà có. Vật đem cho càng thanh tịnh bao nhiêu thì phước báo của người cho càng vô lượng bấy nhiêu.

Đặc biệt là người nhận thí cũng phải thành tựu ba pháp, đó là giới, định và tuệ. Bởi thí cho người mà không tu hành, đạo đức thấp kém thì chắc chắn người thí được ít phước báo hơn. Vì thế, phát tâm bố thí và cúng dường cũng cần đúng người, đúng chỗ, gieo phước vào các thửa ruộng tốt. Như cúng dường cho chúng Tăng tinh chuyên tu hành trong ba tháng an cư kiết hạ chắc chắn sẽ mang lại phước báo thù thắng hơn vì chư vị luôn trau dồi để thành tựu giới, định và tuệ. Mặt khác, ân đức của thí chủ rất to lớn nên người nhận thí phải tự hoàn thiện mình thì mới có thể trả được nợ tín thí đàn-na.

Do vậy, khi người thí, vật thí và người nhận thí đều thanh tịnh thì tất cả đều “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nâng cao nghiệp thức, đời sống sẽ thăng hoa

Kiến thức 15:10 26/06/2024

Ta rất muốn xa rời những người đem đến cho ta những loại năng lượng tiêu cực, nhưng ta không thể xa được, dường như có điểm gì đó tương đồng cuốn ta với người ấy chặt lại. Ta biết ngày nào ta còn gần con người này là ngày ấy ta còn khổ, nhưng không biết làm sao để thoát ra khỏi.

Thần thông có chi phối được nghiệp lực không?

Kiến thức 13:04 26/06/2024

Nếu thần thông của Tôn Giả Mục Kiền Liên siêu việt thì khi mẹ Ngài ăn cơm, cơm hóa thành lửa, tại sao Ngài không dùng thần thông thổi tắt lửa để mẹ Ngài dùng cho no lòng, mà lại đứng khóc? Vậy, quý vị nghĩ sao về thần thông của Ngài và nghiệp ác mà mẹ Ngài gây ra?

Hiểu rõ về năm thứ thiền

Kiến thức 12:00 26/06/2024

Chơn tánh không nhơ không sạch, phàm thánh không khác, nhưng thiền có cạn có sâu, giai cấp sai biệt. Ðứng về mặt chơn tánh thì không có cạn sâu, phàm thánh. Nhưng về phương pháp tu để ngộ chơn tánh, thì có cạn sâu, nên sau đây là giải thích cho chúng ta hiểu rõ có năm thứ thiền khác nhau.

Vai trò của Bồ tát trong đời sống

Kiến thức 09:09 26/06/2024

Bồ Tát có vai trò cục kỳ quan trọng, phát tâm thật vững chãi, lý tưởng thật rộng lớn để hoằng pháp độ sinh, giúp đời - hộ đạo. Bản chất cốt tủy của bồ tát là lòng đại từ bi, tất cả chúng sinh là đối tượng của lòng từ bi, lòng từ bi là nền tảng của tất cả hành động.

Xem thêm