Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/05/2024, 11:45 AM

Bố thí theo cách nào thì phước ít?

Theo thế gian thì có kiếp sau, có con đường dẫn đến kiếp sau. Hành vi bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc về phước báu như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau.

Audio

Bố thí không được quả báu lớn, lợi ích lớn:

“Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành “vị trở lui lại”, trở lui trạng thái này”. “Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc”.

Đức Phật đã thuyết giảng đây là cách bố thí thứ nhất, không phải không có kết quả của bố thí mà quả báu của bố thí như vậy sau khi chết được tái sanh ở cõi trời Tứ Thiên vương, nhưng nó là bố thí không được quả báu lớn, không được lợi ích lớn. Tại sao?

Vì đó là quả báu hữu lậu, thuộc phước báu nhân thiên, đưa đến quả sanh y (quả tái sanh). Quả báu ấy có thể tốt đẹp, giàu sanh, khoẻ mạnh đối với kẻ vô minh trong luân hồi sanh tử, nhưng vẫn trong vòng khổ cảnh. Bố thí như vậy thuộc phàm phu, theo lộ trình tâm Bát tà đạo, do tham ái dẫn dắt.

Theo thế gian thì có kiếp sau, có con đường dẫn đến kiếp sau. Hành vi bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc về phước báu như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau. Cho dù đi đến kiếp sau là cảnh giới Tứ Thiên vương, nhưng khi quả báu của nghiệp bố thí đã hết thì lại tái sinh trở lại.

Đức Phật cũng đã dùng nhiều phương tiện thuyết giảng về thế gian có kiếp sau và con đường đi đến kiếp sau là đáng kinh sợ và đầy đau khổ. Đức Phật không phủ nhận cách bố thí trên nhưng cũng không khuyến khích vì bố thí như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau. Cái mà Ngài khuyến khích đệ tử là bố thí để đi trên con đường tới không có kiếp sau. Vì vậy Ngài không khuyến khích đệ tử bố thí theo cách trên.

theravada-buddhism-1773666_1280

Bố thí được quả báu lớn, lợi ích lớn:

“Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”; bố thí không với ý nghĩ: “Lành thay, sự bố thí”; bố thí không với ý nghĩ: “Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên”; bố thí không với ý nghĩ: “Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn”; bố thí không với ý nghĩ: “Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu - cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này”; bố thí không với ý nghĩ: “Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên”. Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc”.

Bố thí với tâm KHÔNG như vậy cũng tức là bố thí với tâm không có vô minh, không có tham, sân, si, tương ứng với lộ trình tâm Bát Chánh đạo. Chánh nghiệp bố thí này được dẫn dắt bởi (tuệ) chánh kiến và chánh tư duy, dẫn đến Đạo quả. Nên hành vi bố thí như vậy không còn tạo nghiệp hữu lậu, mà là vô lậu giải thoát. Bố thí như vậy là đang đi trên con đường không có kiếp sau. Bố thí như vậy có thể thể nhập các quả Thánh vì không có nhân tham sân si.

Nắm vững lời Phật dạy này để khi làm các việc phước thiện ta thực hành với tâm không mong cầu để phước báu trọn đầy viên mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người

Lời Phật dạy 19:00 24/06/2024

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện.

Trên thế gian, điều gì khiến người ta vui thích nhất?

Lời Phật dạy 14:00 22/06/2024

Hầu hết những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời chính là lạc thọ; cảm thọ vui thích, hợp ý. Mà cảm thọ vốn do duyên sinh nên cũng do duyên diệt. Nói cụ thể, niềm vui là có thật nhưng rất chóng vánh, vô thường.

Điều kiện đủ để vị “sứ giả Như Lai” hoằng pháp thành công là gì?

Lời Phật dạy 08:15 22/06/2024

Tôn giả Phú-lan-na (Phú-lâu-na, Punna) là vị Đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất, đương thời ngài đã đi đến một nơi được xem là khó hoằng pháp và đã giáo hóa thành công.

Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau

Lời Phật dạy 08:00 21/06/2024

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Xem thêm