Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/12/2019, 14:50 PM

Chùa Giác Lâm bỗng dưng bị rao bán đất nền với giá 60 tỉ đồng

Những ngày cuối tháng 12, Thượng toạ Thích Từ Trí - Phó trụ trì Chùa Giác Lâm (quận Tân Bình, TPHCM) liên tục bị làm phiền bởi những cuộc gọi hỏi mua đất nền cổ tự.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Sở dĩ có sự lạ này là bởi một phần đất chùa Giác Lâm, địa danh đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, vừa qua lại ngang nhiên bị rao bán với giá 60 tỉ đồng. 

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại TPHCM. Tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, chùa thuộc phái Thiền lâm tế tông ở miền Nam Việt Nam. Kể từ lúc thành lập đến nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu vào các năm: 1798–1804, 1906–1909 và 1999.

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại TPHCM. Tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, chùa thuộc phái Thiền lâm tế tông ở miền Nam Việt Nam. Kể từ lúc thành lập đến nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu vào các năm: 1798–1804, 1906–1909 và 1999.

Phía ngoài chính điện, bên lối vào chùa có bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục hoàn thiện tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật. Thời gian qua phần đất xây dựng ngôi bảo tháp của cổ tự liên tục bị một số đối tượng rao bán trên thị trường BĐS với giá 60 tỉ đồng.

Phía ngoài chính điện, bên lối vào chùa có bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục hoàn thiện tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật. Thời gian qua phần đất xây dựng ngôi bảo tháp của cổ tự liên tục bị một số đối tượng rao bán trên thị trường BĐS với giá 60 tỉ đồng.

Ngày 29.12, trao đổi với báo chí, Thượng tọa Thích Từ Tánh (Trụ trì chùa Giác Lâm) cho biết, phía nhà chùa khẳng định đây là phần đất của chùa, không tranh chấp và không thể đem ra mua bán. Trước đó, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM cũng xác định, tài sản chùa Giác Lâm là tài sản chung do Giáo hội Phật giáo quản lý; đề nghị nhà nước ngăn chặn tổ chức cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản của chùa Giác Lâm.

Ngày 29.12, trao đổi với báo chí, Thượng tọa Thích Từ Tánh (Trụ trì chùa Giác Lâm) cho biết, phía nhà chùa khẳng định đây là phần đất của chùa, không tranh chấp và không thể đem ra mua bán. Trước đó, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM cũng xác định, tài sản chùa Giác Lâm là tài sản chung do Giáo hội Phật giáo quản lý; đề nghị nhà nước ngăn chặn tổ chức cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản của chùa Giác Lâm.

Chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” gồm có 3 lớp nhà chính: Chính điện – Giảng đường – Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Khu vực chính điện được dựng theo kiểu nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.

Chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” gồm có 3 lớp nhà chính: Chính điện – Giảng đường – Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Khu vực chính điện được dựng theo kiểu nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.

Chùa được xây dựng năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngôi chùa chính là nơi đào tạo về kinh pháp và giới luật đầu tiên cho chư tăng Gia Định và cả Nam bộ. Chùa là nơi in ấn các sách kinh phát hành cho vùng Nam bộ.

Chùa được xây dựng năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngôi chùa chính là nơi đào tạo về kinh pháp và giới luật đầu tiên cho chư tăng Gia Định và cả Nam bộ. Chùa là nơi in ấn các sách kinh phát hành cho vùng Nam bộ.

Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem như là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại Nam bộ. Hàng năm vào các dịp lễ lớn, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương và khách quốc tế đến thắp hương, cầu bình an và tham quan. Chùa đã được Bộ VHTT-DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1989.

Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem như là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại Nam bộ. Hàng năm vào các dịp lễ lớn, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương và khách quốc tế đến thắp hương, cầu bình an và tham quan. Chùa đã được Bộ VHTT-DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1989.

Mái chùa hình bánh ít, thường thấy trong kiến trúc Nam bộ, tạo cảm giác dân dã, gần gũi. Mái gồm bốn vạt với các sống mái thẳng, khác hẳn diềm mái hình đầu đao đặc trưng của kiến trúc miền Bắc. Trên đỉnh mái là hình ảnh

Mái chùa hình bánh ít, thường thấy trong kiến trúc Nam bộ, tạo cảm giác dân dã, gần gũi. Mái gồm bốn vạt với các sống mái thẳng, khác hẳn diềm mái hình đầu đao đặc trưng của kiến trúc miền Bắc. Trên đỉnh mái là hình ảnh "lưỡng long tranh châu" quen thuộc trong văn hóa chùa chiền Việt Nam.

Chính điện xây kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, sơn son thếp vàng công phu.

Chính điện xây kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, sơn son thếp vàng công phu.

Tọa ở trung tâm chính điện là tượng Phật và các bồ tát đặt trên bàn Tam bảo. Phần lớn tượng đều làm bằng gỗ, có tuổi đời hàng trăm năm.

Tọa ở trung tâm chính điện là tượng Phật và các bồ tát đặt trên bàn Tam bảo. Phần lớn tượng đều làm bằng gỗ, có tuổi đời hàng trăm năm.

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, chùa Giác Lâm còn là một trong những chùa có số lượng tượng nhiều và độc đáo nhất với 113 pho tượng cổ (chủ yếu là tượng gỗ và 7 tượng đồng).

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, chùa Giác Lâm còn là một trong những chùa có số lượng tượng nhiều và độc đáo nhất với 113 pho tượng cổ (chủ yếu là tượng gỗ và 7 tượng đồng).

Tượng Phật với chiều cao 3m trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Tượng Phật với chiều cao 3m trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Rất nhiều người đến đây rất thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các cây Sala trong khuôn viên nhà chùa đang nở hoa và đã cho trái rất nhiều.

Rất nhiều người đến đây rất thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các cây Sala trong khuôn viên nhà chùa đang nở hoa và đã cho trái rất nhiều.

>> Xem thêm loạt bài về những ngôi chùa Việt độc đáo tại đây

Nguồn: Báo Lao Động

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Media 13:29 19/11/2024

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Media 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm