Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/12/2019, 09:59 AM

Chùa Giác Lâm ở TP.HCM cần hỗ trợ để bảo vệ đất

Giác Lâm cổ tự hơn 300 tuổi được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, nơi phát tích Phật giáo ở Nam Bộ, hiện vẫn còn lưu giữ 113 pho tượng cổ (trong tổng số 119 pho tượng lúc ban đầu), cùng nhiều mộc bản nguyên khai - dấu vết trung tâm phát hành kinh sách của vùng.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm

Bài liên quan

Cổ tự đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, tọa lạc trong không gian xanh cổ thụ cao vút giữa lòng thành phố lớn, từ lâu đã trở thành địa chỉ tâm linh nổi tiếng của bá tánh hữu duyên hành hương dấu vết Phật giáo đất phương Nam. Ở nội ô Sài Gòn ngày nay, một khoảnh xanh rộng bao bọc cổ tự như chùa Giác Lâm thực sự không có nhiều.

Năm 1957, Tổng hội Phật giáo thế giới dâng cúng xá lợi Phật cho Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng Việt Nam, một tổ chức Phật giáo đặt văn phòng TW tại chùa Giác Lâm (sau đổi tên thành Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam). Nhà chùa đã hiến một phần đất cho Giáo hội (Phật giáo Lục Hòa Tăng Việt Nam) xây dựng bảo tháp cất giữ xá lợi Phật. Quá trình xây dựng đòi hỏi kinh phí lớn và do nhiều nguyên nhân, đến trước 30/4/1975 chỉ mới xây được nền móng tháp. Ngày 17/4/1993 chùa Giác Lâm tổ chức lễ khởi công tái thiết tòa bảo tháp Xá lợi. Tòa tháp lúc đó mới được hoàn thành với chiều cao 32,79m.

Đại đức Thích Từ Trí chỉ một ngôi nhà cao tầng đã xây dựng trên đất chùa cổ Giác Lâm. Ảnh: Trần Nguyên Anh

Đại đức Thích Từ Trí chỉ một ngôi nhà cao tầng đã xây dựng trên đất chùa cổ Giác Lâm. Ảnh: Trần Nguyên Anh

Bài liên quan

Vấn đề phát sinh khi có những cá nhân nhân danh Phật giáo cổ truyền Việt Nam bán đất chùa Giác Lâm cho nhiều cá nhân với số tiền lớn, bao gồm đất gắn với bảo tháp cất giữ xá lợi Phật! Thực tế đã có nhà cao tầng hoàn thành xây dựng trên đất chùa! Ban Trị sự Phật giáo quận Tân Bình và TP HCM đã có ý kiến khẳng định quyền sở hữu của Giáo hội Phật giáo VN với toàn bộ đất Giác Lâm cổ tự, di tích lịch sử quốc gia, tuy nhiên tình hình pháp lý đất đai vẫn gay gắt và nhà chùa gặp nhiều phiền não.

Nhiều báo, có tờ Tiền Phong, đã tiếp cận điều tra và có phản ánh. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM cũng đã xác định: “Tài sản chùa Giác Lâm là tài sản chung do Giáo hội Phật giáo quản lý; đề nghị nhà nước ngăn chặn tổ chức cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản của chùa Giác Lâm”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm