Thứ bảy, 23/09/2023, 11:47 AM

Chùa gốm sứ ở Bát Tràng

Nhiều chi tiết trong chùa Tiêu Dao được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng.

Nằm ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m2, theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

Nằm ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m2, theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

Sau thời gian dài bị chiến tranh và thời gian tàn phá, năm 2011, chùa được tu sửa lại. Từ đó, những sản phẩm gốm sứ tinh hoa của làng nghề Bát Tràng dần được đưa vào không gian thờ tự, nội, ngoại thất ngôi chùa. Các nghệ nhân địa phương hiện chỉnh trang cổng chùa (ảnh) với các công đoạn ốp, ghép từng mảnh gốm sứ nhỏ, được thiết kế riêng.

Sau thời gian dài bị chiến tranh và thời gian tàn phá, năm 2011, chùa được tu sửa lại. Từ đó, những sản phẩm gốm sứ tinh hoa của làng nghề Bát Tràng dần được đưa vào không gian thờ tự, nội, ngoại thất ngôi chùa. Các nghệ nhân địa phương hiện chỉnh trang cổng chùa (ảnh) với các công đoạn ốp, ghép từng mảnh gốm sứ nhỏ, được thiết kế riêng.

Qua cổng chùa, bước vào sân chính, hai bên là hai gian thờ Thập Bát La Hán. Mỗi gian có 9 bức tượng được đặt trên nền bức tranh mây núi trải dài khắp 3 mặt phòng rộng khoảng 60 m2. Tượng, tranh tường, đường viền ban thờ (ảnh) đều được chế tác và ghép từ gốm sứ.

Qua cổng chùa, bước vào sân chính, hai bên là hai gian thờ Thập Bát La Hán. Mỗi gian có 9 bức tượng được đặt trên nền bức tranh mây núi trải dài khắp 3 mặt phòng rộng khoảng 60 m2. Tượng, tranh tường, đường viền ban thờ (ảnh) đều được chế tác và ghép từ gốm sứ.

Bên ngoài gian thờ Thập Bát La Hán là những cột trụ được trang trí họa tiết rồng xanh uốn lượn bằng gốm sứ.

Bên ngoài gian thờ Thập Bát La Hán là những cột trụ được trang trí họa tiết rồng xanh uốn lượn bằng gốm sứ.

Từ chính giữa sân nhìn lên là lối đi vào gian chính điện tòa Tam Bảo. Bức tranh theo phong cách Om mani (một câu thần chú trong Phật pháp Tây Tạng) được ghép từ những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc là một trong những tác phẩm độc bản của chùa. Bức tranh có kích thước khoảng 2x2 m, đặt trên bậc thềm cũng được ốp bằng những mảnh gốm sứ màu xanh lục.

Từ chính giữa sân nhìn lên là lối đi vào gian chính điện tòa Tam Bảo. Bức tranh theo phong cách Om mani (một câu thần chú trong Phật pháp Tây Tạng) được ghép từ những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc là một trong những tác phẩm độc bản của chùa. Bức tranh có kích thước khoảng 2x2 m, đặt trên bậc thềm cũng được ốp bằng những mảnh gốm sứ màu xanh lục.

Tòa Tam Bảo được trang trí bằng các họa tiết làm từ gốm với ba màu chủ đạo xanh, đỏ và vàng. Trên các cột trụ có tranh gốm hình hoa sen, hoa cúc, cây trúc. Đây là những họa tiết phổ biến trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Tòa Tam Bảo được trang trí bằng các họa tiết làm từ gốm với ba màu chủ đạo xanh, đỏ và vàng. Trên các cột trụ có tranh gốm hình hoa sen, hoa cúc, cây trúc. Đây là những họa tiết phổ biến trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Gian chính tòa Tam Bảo có hai pho tượng hộ pháp được đúc liền khối bằng gốm, mỗi bức cao 2,5 m, mất hơn một năm để hoàn thiện. Đây cũng là sản phẩm độc bản, tạo nên nét độc đáo cho ngôi chùa và thể hiện tinh hoa của những nghệ nhân làng nghề. Hai bức tượng hộ pháp lần đầu ra lò bị xệ, gãy, nứt một vài chi tiết do sự biến đổi trong lò nung hơn 1.000 độ C nên phải làm lại, tốn khá nhiều thời gian, công sức và kinh phí, chị Trương Thủy Thành (pháp danh Hạnh Liên), phụ trách hoạt động tu tập tại chùa, nói.

Gian chính tòa Tam Bảo có hai pho tượng hộ pháp được đúc liền khối bằng gốm, mỗi bức cao 2,5 m, mất hơn một năm để hoàn thiện. Đây cũng là sản phẩm độc bản, tạo nên nét độc đáo cho ngôi chùa và thể hiện tinh hoa của những nghệ nhân làng nghề. Hai bức tượng hộ pháp lần đầu ra lò bị xệ, gãy, nứt một vài chi tiết do sự biến đổi trong lò nung hơn 1.000 độ C nên phải làm lại, tốn khá nhiều thời gian, công sức và kinh phí, chị Trương Thủy Thành (pháp danh Hạnh Liên), phụ trách hoạt động tu tập tại chùa, nói.

Phía sau gian chính điện tòa Tam Bảo là Nhà thờ Tổ với bốn bức tượng rồng thời Lê đặt trên bậc thềm trước cửa. Chất liệu để trang trí Nhà thờ Tổ chủ yếu là sứ với tông màu chủ đạo cánh gián.

Phía sau gian chính điện tòa Tam Bảo là Nhà thờ Tổ với bốn bức tượng rồng thời Lê đặt trên bậc thềm trước cửa. Chất liệu để trang trí Nhà thờ Tổ chủ yếu là sứ với tông màu chủ đạo cánh gián.

Trong gian thờ có 9 pho tượng làm bằng gốm. Ở chính giữa điện thờ là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trên ban thờ có hai lọ bách phúc (lọ có hình trẻ em, tượng trưng cho điều phúc) cũng làm bằng gốm sứ được người dân làng nghề Bát Tràng cung tiến.

Trong gian thờ có 9 pho tượng làm bằng gốm. Ở chính giữa điện thờ là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trên ban thờ có hai lọ bách phúc (lọ có hình trẻ em, tượng trưng cho điều phúc) cũng làm bằng gốm sứ được người dân làng nghề Bát Tràng cung tiến.

Gian nhà chờ đặt 5 bức tranh gốm sứ về luật nhân quả (phía trên) và bức tranh đầm sen mang vẻ đẹp cổ kính, tao nhã được ghép bằng nhiều mảnh gốm (phía dưới).

Gian nhà chờ đặt 5 bức tranh gốm sứ về luật nhân quả (phía trên) và bức tranh đầm sen mang vẻ đẹp cổ kính, tao nhã được ghép bằng nhiều mảnh gốm (phía dưới).

Tất cả các đầu đao mái chùa được làm bằng gốm sứ, chạm khắc hình rồng, họa tiết hoa hướng dương bên dưới. Trong chùa có nhiều tượng rồng, kỳ lân, cá và những bức tượng lớn tái hiện cảnh sinh hoạt đời thường của các vị cao nhân, tất cả đều bằng gốm sứ.

Tất cả các đầu đao mái chùa được làm bằng gốm sứ, chạm khắc hình rồng, họa tiết hoa hướng dương bên dưới. Trong chùa có nhiều tượng rồng, kỳ lân, cá và những bức tượng lớn tái hiện cảnh sinh hoạt đời thường của các vị cao nhân, tất cả đều bằng gốm sứ.

Sư thầy Thích Bảo Đức, trụ trì chùa Tiêu Dao từ năm 2013, là người đóng góp nhiều công sức trong việc từng bước đưa ngôi chùa thành 'bảo tàng của làng nghề'. Dựa trên ý tưởng của sư thầy, người dân đóng góp kinh nghiệm, kỹ thuật và kinh phí để thiết kế và hoàn thiện từng công trình. Đến nay, chùa có gần 80 pho tượng gốm sứ, ngoài ra còn có các bức tranh tường, họa tiết trang trí, tiểu cảnh tái hiện lại cảnh sinh hoạt của các cao nhân đắc đạo (ảnh). 'Tiêu Dao có nghĩa là tự tại. Phật tử, du khách khi đến chùa có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, tự do tự tại, không vướng muộn phiền', chị Thành nói.

Sư thầy Thích Bảo Đức, trụ trì chùa Tiêu Dao từ năm 2013, là người đóng góp nhiều công sức trong việc từng bước đưa ngôi chùa thành "bảo tàng của làng nghề". Dựa trên ý tưởng của sư thầy, người dân đóng góp kinh nghiệm, kỹ thuật và kinh phí để thiết kế và hoàn thiện từng công trình. Đến nay, chùa có gần 80 pho tượng gốm sứ, ngoài ra còn có các bức tranh tường, họa tiết trang trí, tiểu cảnh tái hiện lại cảnh sinh hoạt của các cao nhân đắc đạo (ảnh). "Tiêu Dao có nghĩa là tự tại. Phật tử, du khách khi đến chùa có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, tự do tự tại, không vướng muộn phiền", chị Thành nói.

Ảnh: Vương Lộc - Quỳnh Mai

Nguồn: Báo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Núi Bà Đen - nơi gửi gắm ước nguyện trong mùa lễ tạ

Media 09:34 27/12/2024

Lễ tạ cuối năm là một nghi lễ truyền thống của người Việt với quan niệm tâm linh “có vay, có trả”. Tại Nam bộ, truyền thống văn hoá đẹp đẽ này được lưu giữ tại núi Bà Đen - ngọn núi gắn liền với những huyền thoại về sự linh ứng của Linh Sơn Thánh Mẫu, và là nơi để người dân gửi gắm hàng vạn nguyện ước.

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh

Media 11:45 24/12/2024

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương tọa lạc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa trước đây tên Thanh Quang Tự do cụ Tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa xưa đã hư hỏng nặng. Năm 2008, ông Phạm Nhật Vượng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và đổi tên Chùa Trúc Lâm Thanh Lương.

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Xem thêm